Ảnh: Gỗ sồi trải qua quá trình phân tách
Sản xuất nhiên liệu và hóa chất từ sinh khối (gỗ, cỏ..) là một trong những giải pháp triển vọng nhất để xây dựng nền kinh tế tái tạo. Quá trình này liên quan đến việc phân tách thực vật thành các cacbohydrate đơn, chủ yếu ở dạng đường đơn như xylose và glucose. Nhưng dù các loại đường này có giá trị, nhưng các quy trình phân tách thực vật hiện nay thường kết thúc bằng việc phân hủy chúng.
Giờ đây, phòng thí nghiệm của Jeremy Luterbacher tại Trường Đại học bách khoa liên bang Lausanne Thụy Sỹ (EPFL) đã đưa ra một phương pháp hóa học giúp ổn định đường đơn và khiến chúng không bị phân hủy. Như vậy, các nhà hóa học sẽ không phải cân bằng giữa việc phân tách thực vật với tránh tình trạng làm phân hủy sản phẩm.
Phương pháp mới làm thay đổi độ nhạy hóa học của các loại đường do hiện tượng khử nước và phân hủy bằng cách bổ sung aldehyde vào. Quá trình này có thể đảo ngược, có nghĩa là các loại đường có thể được thu hồi sau khi đã phân tách.
Các nhà hóa học đã thử phương pháp mới cho gỗ sồi. Đầu tiên, họ biến đổi gỗ sồi thành bột giấy bằng kỹ thuật sản xuất giấy gọi là organosolv, hòa tan gỗ thành acetone hoặc ethanol. Nhưng để kết hợp aldehyd vào đường, các nhà khoa học đã trộn lẫn gỗ sồi với formaldehyde.
Thông qua phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã có thể thu hồi trên 90% đường xylose thay vì chỉ 16% xylose mà không cần sử dụng formaldehyde. Khi họ phân tách bột giấy còn lại thành glucose, năng suất cacbohydrate đạt trên 70%, so với 28% khi không có formaldehyde.
Jeremy Luterbacher cho rằng: “Trước đây, người ta luôn tìm kiếm những hệ thống đắt tiền để hạn chế sự phân hủy của đường. Nhờ sự ổn định, bạn ít phải lo lắng về hoạt động phân hủy này để từ đó đưa ra các phương thức chuyển đổi chi phí thấp và nhanh hơn cho thực vật, có tiềm năng thúc đẩy sự ra đời của các sản phẩm tiêu dùng tái tạo“.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Chemistry.
P.T.T (NASATI), theo https://phys.org/news/2018-09-method-sugar-production.html#jCp,