Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Dartmouth đã tạo ra một nguồn thức ăn bền vững hơn cho nuôi trồng thủy sản bằng cách sử dụng sản phẩm tương tự như vi tảo biển làm một thành phần trong thức ăn chăn nuôi. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá khả năng thay thế bột cá bằng một sản phẩm tương tự trong thức ăn cho cá rô phi ở sông Nile. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí truy cập mở, PLOS ONE.
Nuôi trồng thủy sản là ngành thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới. Nuôi trồng thủy sản cung cấp hơn 50% nguồn lương thực cho con người, nhưng lại gây ra một số sự cố môi trường. Thức ăn thủy sản sử dụng 70% khối lượng bột cá và dầu cá của thế giới bắt nguồn từ các loại cá nhỏ, đánh bắt dưới đại dương như cá cơm, cá mòi, cá trích và cá thu, rất cần cho phần dưới của chuỗi thức ăn ở đại dương. Các nhà phân tích dự đoán đến năm 2040, nhu cầu bột cá và dầu cá sẽ vượt quá nguồn cung. Thức ăn thủy sản cũng khai thác khối lượng lớn đậu tương và ngô từ các trang trại công nghiệp, gây ra các mối lo ngại khác về môi trường do sử dụng phân bón và dòng thải tiềm ẩn đổ xuống sông, hồ và các thủy vực ven biển. Ngoài ra, thức ăn thủy sản có thể gây ô nhiễm dòng nước thải nuôi trồng thủy sản, vì cá không thể tiêu hóa hết đậu tương và ngô, thành phần chính của thức ăn.
Để giải quyết các mối lo ngại về môi trường bền vững của thức ăn thủy sản, nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Dartmouth đã phát triển nguồn thức ăn bền vững cho cá rô phi, xem xét hiệu quả của việc thay thế bột cá và dầu cá bằng các loại vi tảo biển khác. Tảo biển là nguồn cung cấp dồi dào các axit amin thiết yếu, khoáng chất, vitamin và axit béo omega-3, nên có thể đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng cho cá. Axít béo Omega-3 rất quan trọng để duy trì sức khỏe của cá; chúng cũng tốt cho thần kinh, tim mạch và chống ung thư ở con người.
Nhóm nghiên cứu đã thay thế bột cá bằng Nannochloropsis oculata, sản phẩm tương như vi tảo biển giàu protein và axit béo omega-3 bao gồm axit eicosapentaenoic thiết yếu tác động đến sự sự sinh trưởng và chất lượng của cá. Các đồng sản phẩm còn lại là bột tảo, sau khi các loại dầu được chiết xuất từ sinh khối tảo được trồng thương mại để sản xuất các chất dinh dưỡng, hóa chất và các ứng dụng cho nhiên liệu. Các phát hiện nghiên cứu cho thấy triển vọng thay thế các thành phần protein thông thường trong thức ăn của cá rô phi.
Nghiên cứu đã chứng minh sản phẩm tương tự vi tảo có hàm lượng protein cao nhưng có thể làm giảm khả năng tiêu hóa. Các nhà khoa học cũng đã đánh giá một số nguồn thức ăn thủy sản có tỷ lệ đồng sản phẩm thay thế bột cá khác nhau. Khi 33% bột cá được thay thế bằng một sản phẩm tương tự, cá rô phi sông Nile sẽ có tốc độ tăng trưởng cá và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống sót tương tự như chế độ ăn với bột cá là 7%. Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng sản phẩm tương tự vi tảo cần được tăng cường enzyme để tăng tối đa khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và khắc phục hiện tượng tiêu hóa kém như quan sát trong thí nghiệm.
PGS. Pallab Sarker, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: “Triển vọng phát triển phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững thật thú vị. Xã hội của chúng ta có cơ hội chuyển từ sự phụ thuộc vào thức ăn thủy sản với các nguyên liệu từ cá sang sản phẩm không sử dụng cá mà là vi tảo biển. Phát hiện của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về cách chúng ta có thể đạt được mục tiêu đó”.
N.P.D (NASATI), theo https://phys.org/news/2018-08-aquafeed-sustainable-scientists-marine-microalga.html#jCp,