Liệu pháp điều trị bằng thuốc nhắm đích các phân tử đặc biệt đã làm thay đổi các phương thức điều trị ung thư và cải thiện tỉ lệ sống của bệnh nhân rõ rệt. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không đáp ứng với các liệu pháp điều trị này do thuốc không thể tiếp cận hiệu quả tới các tế bào ung thư.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Moffitt đã kết hợp phương pháp tạo ảnh các tế bào đơn thuộc các tế bào ung thư ở chuột kết hợp mô hình toán học để xác định xem xét đặc tính nào của thuốc là yếu tố quan trọng nhất giúp hấp thụ thuốc hiệu quả.
Một trong những vấn đề tồn tại của liệu pháp nhắm mục tiêu là khối u và môi trường xung quanh của chúng rất phức tạp và không đồng nhất. Không phải tất cả các tế bào trong khối u là giống nhau vì vậy chúng có thể có những biểu hiện khác nhau với các thụ quan màng nhắm đích dẫn đến sự dung nạp trở nên không thích nghi và phản ứng không đồng đều với thuốc nhắm mục tiêu này. Ngoài ra, môi trường xung quanh khối u bao gồm nhiều loại tế bào khác nhau với các tính chất và mật độ khác nhau do dó có thể tác động đến hiệu quả của thuốc.
Những biến thể này gây khó khăn trong việc phát triển các loại thuốc nhắm đích hiệu quả tới tất cả các tế bào trong khối u. Hơn nữa, sự khác nhau của các tế bào và căn nguyên có thể khiến cho bệnh nhân không đáp ứng được với các loại thuốc nhắm địch này bởi vì một số tế bào khối u không tiếp xúc hoàn toàn với thuốc và sự phơi nhiễm không hoàn toàn này có thể làm cho những tế bào này phát triển kháng thuốc.
Tiến sĩ Kasia A. Rejniak, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: “Thành công hay thất bại của liệu pháp nhắm đích trên lâm sàng phụ thuộc lớn vào việc phân tử thuốc có tiếp cận được tất các các tế bào ung thư và kết hợp với các mục tiêu phân tử của chúng để mang lại hiệu quả điệu trị mong muốn hay không”.
Các phương pháp tiêu chuẩn mà các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu sự hấp thu thuốc là dựa trên ý tưởng khối u và môi trường xung quanh có các đặc tính đồng nhất. Tuy nhiên, giả định này là không chính xác và có thể dẫn đến các cách tiếp cận điều trị hoàn toàn giống nhau.
Nhóm nghiên cứu Moffitt mong muốn đưa ra được cách tiếp cận khác để nghiên cứu sự dụng nạp thuốc. Họ sử dụng các mô hình toán học và công nghệ tạo ảnh để cho phép họ theo dõi dấu vết và dự đoán khả năng dung nạp thuốc của một tế bào đơn nào đó. Cùng với mô hình này, họ so sánh sự khác nhau các đặc tính của thuốc và đặc điểm khối u để xác định các điều kiện sẽ dẫn đến một tế bào nào đó hấp thu thuốc hiệu quả.
Họ khám phá ra rằng lượng thuốc gắn kết với tế bào nào đó phụ thuộc vào mức độ thuốc khuếch tán qua mô nhanh hơn là nồng độ thuốc xâm nhập vào mô. Các thuốc mà khuếch tán nhanh có khuynh hướng kết dích hiệu quả với các tế bào nằm xa các mạch máu. Mặt khác, các thuốc mà khuếch tán chậm hơn có khuynh hướng gắn kết với các tế bào ở gần các mạch máu hơn và hữu hiệu hơn khi các tế bào này được đóng gói. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy những loại thuốc mà được giải phóng ra nhanh có thể liên kết hiệu quả hơn với các tế bào với các mức độ phản ứng thuốc khác nhau.
Ngoài ra, các loại thuốc bị khuếch tán từ từ có khuynh hướng gắn kết với các tế bào gần với mạch máu và hiệu quả hơn khi các tế bào được đóng gói chặt chẽ. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng các loại thuốc được thải ra nhanh chóng có thể liên kết hiệu quả hơn với các tế bào với các cấp độ thụ quan thuốc khác nhau.
Khám phá này cho thấy rằng việc thay đổi các đặc tính khác nhau của thuốc hoặc cách phân phối thuốc có thể làm tăng sự vận chuyển đến các tế bào khối u.
“Ví dụ, để điều trị các tế bào tăng trưởng nhanh nằm gần mạch máu, các tác nhân khuếch tán thuốc từ từ sẽ có lợi. Ngược lại, đối với các tế bào ngủ đông ở các vùng mạch máu kém, các chất lưu động nhanh cần ưu tiên, hoặc trong một số bệnh ung thư, tiêm trực tiếp đến vị trí khối u có thể có lợi”, Rejniak giải thích.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng cách tiếp cận của họ sẽ được sử dụng để thiết kế nhiều lựa chọn điều trị cá nhân hơn cho bệnh nhân ung thư.
P.T.T (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2018-03-single-cell-imaging-mathematical-effective-drug.html