Seoul được biết đến là quê hương của những tập đoàn khổng lồ như Samsung và Hyundai. Tuy nhiên trong một vài năm qua, đô thị châu Á đã nỗ lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế của họ bằng cách xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương sôi động. Những nỗ lực này đã giúp thành phố được xếp là một trong 20 hệ sinh thái hàng đầu thế giới trong năm 2020.

 

 

Với dân số gần 10 triệu người có trình độ văn hóa cao, Seoul đứng thứ ba thế giới về các doanh nghiệp khởi nghiệp tài năng, có tri thức. Ngoài những kỹ  năng và chuyên môn sâu, chính phủ cũng như các nhà đầu tư địa phương trao cho các nhà sáng lập cơ hội tuyệt vời để đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho  phát triển doanh nghiệp của họ.

Seoul đã đưa ra một số khoản đầu tư ấn tượng hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp của mình trên   toàn

thế giới. Ví dụ, chính quyền thủ đô Seoul (SMG) đã cam kết chi 1,6 tỷ USD để phát triển hệ sinh thái của họ trong vòng 3 năm tới cùng với chính quyền trung ương và các nhà đầu tư cá nhân. 1,6 tỷ USD bao  gồm Quỹ Đổi mới Tương lai Seoul 1 tỷ USD, trong đó SMG đóng góp khoảng 15% tổng số quỹ được thành lập. Các quỹ hình thành đối tác chung đang thu hút tiền từ cả chính quyền trung ương và các nhà đầu tư cá nhân. Hoạt động này được phản ánh thông qua

 

việc Seoul đã đạt 9/10 điểm trong chỉ số hoạt động nhà đầu tư của năm.

Ngoài tài trợ, Seoul có một mạng lưới phát triển mạnh gồm các tổ chức cung cấp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp những hỗ trợ cần thiết như cố vấn, không gian văn phòng và những hỗ trợ khác. Trung tâm Khởi nghiệp Seoul là vườn ươm doanh nghiệp lớn nhất của thành phố, nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp tài năng. Diễn đàn Khởi nghiệp Hàn Quốc, được khởi sướng bởi Bongjin Kim, nhà sáng lập Woowa Brothers và Quỹ Asan Nanum, được tạo ra để vinh danh người sáng lập Tập đoàn Hyundai, Asan Ju-yung Chung, hoạt động như một hiệp hội thương mại, hợp tác chặt chẽ với chính quyền trung ương về cải cách lập pháp. Seoul nổi tiếng là nơi cung cấp không gian làm việc chung rộng rãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu và dự án SMG’s Techspace1000 cung cấp cho 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu không gian văn phòng.

Cụm công nghiệp ở Seoul

SMG đã coi các doanh nghiệp khởi nghiệp  là động lực tăng trưởng kinh tế mới và quyết định chuyển đổi các cơ sở công đã di dời hoặc các địa điểm nhàn rỗi thành các cơ sở công nghiệp hỗ trợ  các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ví dụ, SMG đã mua tòa nhà của Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc, một viện nghiên cứu do chính phủ tài trợ đã được chuyển đi vào tháng 10 năm 2012. Tòa nhà được đổi tên thành “Seoul BioHub”, nơi nuôi dưỡng các doanh nghiệp khởi nghiệp y sinh và hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan. Seoul đã chú ý đến việc mở rộng cơ sở hạ tầng ngay trước  khi không gian làm việc chung như WeWork vào Hàn Quốc năm 2016.

Hongneung được chọn làm quận dành cho BioHub bởi vì khu liên hợp nghiên cứu đầu tiên ở  Hàn Quốc được thành lập ở khu vực này vào năm

1966, có nghĩa là nhiều trường đại học, bệnh viện và viện nghiên cứu nằm xung quanh khu liên hợp  nghiên cứu. Tuy nhiên, sau khi nhiều tổ chức công được chuyển đến vào những năm 2000, ở Hongneung cần có sự đổi mới. SMG quan niệm việc sử dụng không gian có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp đối với các viện quốc gia xung quanh như Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST), Đại học Kyung Hee và Đại học Hàn Quốc.

Bắt đầu từ Seoul BioHub, SMG đã thành lập Trung tâm Hội tụ Công nghệ thông tin-Công nghệ sinh học trong tòa nhà Trung tâm liên doanh quốc phòng ở Hongneung (được hoàn thành vào tháng 4 năm 2021), Trung tâm phát triển thiết bị y tế tiên tiến tại tòa nhà Tổng doanh nghiệp Nhà ở và Cộng đồng Seoul (sẽ được hoàn thành vào năm 2025), Trung tâm Y sinh Hongneung và Trung tâm Hỗ trợ R&D Hongneung. Nhờ những nỗ lực trong việc tạo ra cụm sinh học, các doanh nghiệp khởi nghiệp tốt nghiệp từ Seoul BioHub có thể ổn định và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ở Hongneung.

Với mục tiêu tạo ra một công việc trong tương lai, Seoul không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tính đến năm 2020, các cụm công nghiệp được hình  thành ở mọi quận của Seoul. Trung tâm sinh học Seoul ở Hongneung, Trung tâm khởi nghiệp Seoul ở Mapo là một ví dụ. Ngoài ra, ngành công nghiệp VR/ AR được đặt ở Sangam (DMC), CNTT, CNSH, công nghệ xanh và công nghệ nano được đặt ở Magok, fintech được đặt ở Yeouido, hội tụ CNTT ở Guro và Gasan, và tại Yangjae là AI và dữ liệu lớn. Tổng số 10.602 doanh nghiệp khởi nghiệp đã được đào tạo từ năm 2012 đến năm 2019 tại các cơ sở hỗ trợ khởi nghiệp ở Seoul. Họ đã đưa vào ứng dụng 7.935 bằng sáng chế và thu hút đầu tư 325 triệu USD.

SMG cũng đã và đang thực hiện một dự án có tên là Campus Town với mục đích biến các trường đại học thành cơ sở cho các doanh nghiệp khởi   nghiệp.

 

Mục đích của nó là để kích thích những tài năng trẻ, có năng lực và nhiều ý tưởng để bắt đầu cho doanh nghiệp của họ. Tính đến tháng 9/2020, khoảng 300 nhóm khởi nghiệp đã chuyển đến Seoul Campus Town và đến cuối năm nay, cơ sở hạ tầng được xây dựng có thể nuôi dưỡng hơn 600 nhóm. Khởi đầu là Đại học Hàn Quốc vào năm 2017, 34 trường đại học hiện đang tham gia vào dự án (47 địa điểm) và Seoul sẽ tạo ra 60 địa điểm vào năm 2025. Các chương trình khác như cố vấn, phát triển công nghệ, huấn luyện IR được hỗ trợ cho các nhóm trong Town.

Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư lớn thứ năm cho R&D trên toàn cầu với khoảng 73 tỷ USD. Chương trình Ươm tạo Công nghệ (TIPS) của chính phủ cung cấp khoản tài trợ trị giá 800.000 USD cho mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp để hỗ trợ R&D. Các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ sinh học địa phương nói riêng đã gặt hái được thành quả từ khoản đầu tư này và lĩnh vực này là một thế mạnh đặc biệt của hệ sinh  thái Seoul. Số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp mới trong lĩnh vực này đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015 đến năm 2018, trong khi D&D Pharmatech đã huy động được 137,1 triệu USD vào năm 2019 để điều trị các bệnh Alzheimer, Parkinson và các bệnh khác.

Nhận được cả hỗ trợ và vốn đã phản ánh qua số lượng các kỳ lân trong hệ sinh thái Seoul ngày càng tăng. Tính đến nay, mười doanh nghiệp khởi nghiệp có trụ sở tại Seoul được định giá hàng tỷ USD, bao gồm câu chuyện thành công Viva Republica, the Fintech được sáng lập bởi SG Lee, Bluehole, một  nhà phát triển trò chơi giả tưởng và Woowa Brothers, một ứng dụng giao đồ ăn đã được Delivery Hero mua lại với giá 4 tỷ USD vào cuối năm 2019.

Biến khủng hoảng thành cơ hội

Giống như các hệ sinh thái khác, Seoul đang phải đối mặt với thách thức lớn từ COVID-19. Tuy nhiên, chính phủ đã có những bước hỗ trợ mạnh mẽ cho

các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng. Phản ứng ba mũi nhọn của họ tập trung vào lực lượng lao động, phát triển và tài trợ. Các chính sách bao gồm phân bổ 42 triệu USD để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp giữ chân tới 10.000 nhân viên kỹ thuật trong 5 tháng đầu của cuộc khủng hoảng, 8,3 triệu USD để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp triển vọng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và các công cụ hợp tác từ  xa, và thêm 96 triệu USD tài trợ cho các doanh  nghiệp khởi nghiệp khác từ giai đoạn đầu đến Series B và xa hơn.

Và trong khi đại dịch làm cho các hoạt động đầu tư trên toàn cầu chậm lại, thì tại Seoul, các giao dịch vẫn đang tiếp tục diễn ra. Chẳng hạn, Market Kurly, một doanh nghiệp khởi nghiệp giao hàng tạp hóa nhanh do Sophie Kim sáng lập, vừa huy động được 164,3 triệu USD vốn tài trợ Series E từ một nhóm các nhà đầu tư toàn cầu vào tháng 5.

“Trong khi trước đây, các tập đoàn và các doanh nghiệp đa quốc gia thống trị nền kinh tế toàn cầu, thì kỷ nguyên hậu Corona phải là ‘Thời kỳ phục hưng khởi nghiệp’. Trong 8 năm qua, đầu tư ổn định đã nâng hệ sinh thái khởi nghiệp của Seoul lên tầm quốc tế, và thật đáng tiếc là đại dịch xảy ra ngay khi thế  giới bắt đầu chú ý đến hệ sinh thái khởi nghiệp của Seoul. Tuy nhiên, không nản lòng trước đại dịch, Seoul đang tăng cường và mở rộng hỗ trợ để biến cuộc khủng hoảng này thành cơ hội. Không có nỗ lực nào bị bỏ qua nhằm nuôi dưỡng những con kỳ lân mang tính cạnh tranh toàn cầu này, đồng thời phấn đấu đưa Seoul trở thành một trong năm thành phố khởi nghiệp hàng đầu trên thế giới ”. Thị trưởng Seoul Wonsoon Park đã khẳng định.

Với mục tiêu đầy tham vọng là vươn lên trong top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, Seoul đang nỗ lực bằng nhiều cách khác nhau để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp như cung cấp không gian vật chất, bồi dưỡng nhân tài, hỗ trợ thương mại hóa và thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận thị trường  toàn cầu bằng cách cung cấp nguồn vốn phù hợp cùng với giai đoạn tăng trưởng của họ.

68 công ty đầy triển vọng đã chuyển đến Seoul BioHub kể từ khi mở cửa vào năm 2017. Khu vực Hongneung được thiết kế là quận đặc biệt đầu tiên của Seoul dành cho R&D.

 Ý tưởng đầu tư tư nhân là cần thiết để kích hoạt hệ sinh thái, Seoul đã khuyến khích lĩnh vực tư tham gia bằng cách thực hiện đầu tư kích hoạt. Từ năm 2018 đến năm 2019, Quỹ Phát triển Sáng tạo Seoul huy động được 425 triệu USD từ các lĩnh vực tư nhân, 28 triệu USD từ SMG và 238 triệu USD từ các quỹ của chính quyền trung ương.

SMG có kế hoạch gây quỹ 1,1 tỷ USD bao gồm quỹ khởi nghiệp 214 triệu USD, quỹ hỗ trợ 86 triệu USD, quỹ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (AI, NT, v.v.) 258 triệu USD, quỹ sinh học 172 triệu USD, quỹ thành phố thông minh (IoT, Blockchain) 227 triệu  USD và quỹ nội dung văn hóa 86 triệu USD. Hỗ trợ  tài chính ưu tiên của Seoul trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng nổi bật. Vào tháng 6/2020, họ đã công bố một chiến lược mở rộng quy mô cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đầy hứa hẹn của thế hệ tiếp theo khi tình hình COVID-19 trở nên xấu đi. Mặc dù vậy, Seoul đã hỗ trợ tài chính 150 triệu USD vì lo ngại hệ sinh thái bị thu hẹp. SMG hỗ trợ 43 triệu USD trợ cấp lương cho 10.000 người trong số 2.000  doanh nghiệp khởi nghiệp không thể giữ chân nhân viên của họ tạm thời. Ngoài ra, Seoul đã cung cấp gói hỗ trợ 8 triệu USD cho 100 doanh nghiệp khởi nghiệp đầy triển vọng được các VC tư nhân công nhận.

Seoul nổi lên trong 20 hệ sinh thái khởi  nghiệp hàng đầu thế giới

Startup Genome, một viện phân tích hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, đã công bố Báo cáo Hệ sinh thái Khởi nghiệp toàn cầu (GSER) 2020 vào tháng 6/2020 và đánh giá giá trị của hệ sinh thái khởi  nghiệp ở Seoul là 39 tỷ USD. Seoul cũng được xếp hạng nằm trong Top 20 trong số 270 thành phố trên thế giới, đây là thứ hạng cao nhất kể từ năm 2017 khi Seoul lần đầu tiên được đưa vào nghiên cứu.

Theo GSER, sự lớn mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp Seoul là do sự xuất hiện của một doanh nghiệp kỳ lân có năng lực R&D cao như một trung tâm đổi mới công nghệ ở châu Á và tỷ lệ ứng dụng sáng chế cao. Tính đến 2020, đã có 11 kỳ lân có trụ sở tại Seoul và Seoul là thành phố đầu tư vào NC&PT đứng thứ năm trong số 38 thành phố được khảo sát. GSER đánh giá cao sự đầu tư tích cực của SMG trong lĩnh vực công, chẳng hạn như AI, fintech và khoa học đời sống. Đầu tư ổn định trong 8 năm qua đã nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp ở Seoul lên tầm toàn cầu.

Minh Phượng (Tổng hợp Financial time – Startup

Genome)