T helper cells: Tế bào T hỗ trợ (hay tế bào T CD4+) là các tế bào dòng lympho có nguồn gốc từ tủy xương, được biệt hóa và trưởng thành trong tuyến ức. Sau khi trưởng thành chúng sẽ di chuyển đến các mô ngoại biên, hạch bạch huyết hoặc tuần hoàn trong máu ngoại vi.
Mọi người trên khắp thế giới đã bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong hơn ba năm qua. Rõ ràng là các tế bào T tiêu diệt (killer T cells) có vai trò quan trọng trong việc chống lại vi-rút ở cơ thể bằng cách tiêu diệt những tế bào bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ràng về cách hệ miễn dịch quản lý để kích hoạt hệ phòng thủ theo cách có mục tiêu và làm dịu chúng trở lại sau khi hoàn thành công việc.
Các nhà khoa học từ Viện Y tế Charité Berlin (BIH) và Charité-Universitätsmedizin Berlin, hiện đã tiến một bước quyết định để hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Immunology.
Các tế bào T tiêu diệt, còn được gọi là tế bào T CD8+ vì phân tử bề mặt của chúng, có vai trò trong việc bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại vi-rút. Chúng nhận ra tế bào bị nhiễm vi-rút và tiêu diệt chúng, từ đó ngăn chặn vi-rút nhân lên và lây nhiễm sang tế bào khác. Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ này, tế bào T CD8+ dựa vào những tế bào và phân tử khác: Chỉ khi chúng nhận được sự kết hợp tương ứng của các tín hiệu, chúng mới có thể tiêu diệt một số tế bào bị nhiễm bệnh và sau đó trở lại bình thường.
Phản ứng quá mạnh của các tế bào T tiêu diệt dẫn đến thêm nhiều tổn thương có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Những phản ứng quá mức như vậy được gọi là “miễn dịch học” và các nhà miễn dịch học tin rằng chúng thường là nguyên nhân khiến bệnh nhân phát triển một đợt bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như với COVID-19.
Để hiểu rõ hơn về quá trình này, nhóm những nhà khoa học từ Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty (Viện Doherty) ở Melbourne-Úc, cùng các đồng nghiệp từ Đại học Bonn-Đức đã nghiên cứu cách thức “cấp phép” của các tế bào T tiêu diệt xảy ra trong nhiều trường hợp nhiễm vi-rút khác nhau, cả với vi-rút herpes simplex và SARS-CoV-2, ở chuột cũng như ở bệnh nhân.
Interferon loại I đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Giáo sư Birgit Sawitzki giải thích: “SARS-CoV-2 và các loại vi-rút khác cố gắng vượt qua hệ miễn dịch bằng cách ngăn chặn sự giải phóng hoặc hoạt động của interferon loại I. Chúng tôi đã có thể chỉ ra rằng tế bào T hỗ trợ, còn được gọi là tế bào T CD4+, cho phép tế bào của hệ miễn dịch bẩm sinh (chẳng hạn như tế bào đuôi gai) vượt qua sự phong tỏa, để các tế bào T tiêu diệt được kích hoạt”.
Tuy nhiên, sự giúp đỡ này chỉ thành công ở một mức độ nhất định, Giáo sư Leif Erik Sander cho biết thêm: “Nếu hoàn toàn không có interferon loại I hoặc nếu nó chỉ được tạo ra trong thời gian dài, thì các tế bào T tiêu diệt sẽ hoạt động quá mức và gây ra các đợt COVID-19 nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong”.
Các nhà khoa học hy vọng rằng sự hiểu biết sâu hơn về miễn dịch học trong nhiễm vi-rút cũng sẽ tiết lộ những khả năng điều trị mới. Những phát hiện mới tiết lộ một số nguyên tắc hoạt động chung của khả năng miễn dịch chống vi-rút và từ đó hỗ trợ chiến lược điều trị nhằm điều chỉnh phản ứng miễn dịch trong nhiều bệnh do vi-rút. Một nguyên tắc cũng có thể được khai thác trong tiêm chủng.
Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2023-05-helper-cells-disease-viral-infections.html, 30/5/2023