Mô hình hệ thống IoT. Nguồn ảnh: Wordbank.
(NASATI) Gần đây, một dự án thí điểm do Đại học Trà Vinh thực hiện đã giúp người nông dân sử dụng công nghệ do công ty MimosaTEK phát triển để thử nghiệm kỹ thuật tưới nước ướt khô xen kẽ, kết quả làm giảm lượng nước tiêu thụ 13-20% so với canh tác truyền thống.
Mô hình hoạt động của hệ thống gồm: Hệ thống cảm biến sẽ đo mực nước trên ruộng và gửi thông tin đến phần mềm quản lý kết nối với hạ tầng đám mây; người nông dân theo dõi mực nước thực tế và mực nước được khuyến nghị trên ứng dụng điện thoại thông minh, dựa vào đó xác định thời gian tốt nhất để tưới nước cũng như lượng nước tối ưu cần tưới; sau đó người nông vận hành máy bơm nước thông qua ứng dụng điện thoại di động hoặc thực hiện bằng tay.
Hệ thống này hứa h n sẽ có nhiều ứng dụng trong bối cảnh nước sạch ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trở nên khan hiếm, nhất là sau những đợt hạn hán kéo dài kỷ lục trong vài năm trở lại đây.
Hệ thống có độ tin cậy cao với thời gian hoạt động gần 100 , đảm bảo độ chính xác liên tục trong việc đo mực nước và các hiện tượng gặp sự cố, mất điện hoặc hoạt động bảo trì có nhưng không đáng kể. Hệ thống IoT dễ sử dụng, người dùng cũng đánh giá cao sự chính xác và tiện lợi của hệ thống. Dự án thuộc chương trình hợp tác giữa Hàn Quốc và Ngân hàng Thế giới tài trợ.