Cây thuốc là nhóm tài nguyên thực vật có giá trị, liên quan trực tiếp đến bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Kinh nghiệm sử dụng các loài cây cỏ trong y học cổ truyền đã đƣợc ghi nhận từ cách đây hàng nghìn năm. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu liên quan đến y học cổ truyền; 25% các thuốc tân dƣợc có nguồn gốc thực vật hoặc được bán tổng hợp từ các hợp chất có nguồn gốc thực vật. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều loài cây dược liệu đã được đầu tư nghiên cứu nhằm khai thác, triển khai trồng để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Chi Nhân sâm (Panax L.) là một chi nhỏ thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Trên thế giới đã biết 12 loài và 1 thứ, trong đó phần lớn phân bố ở Châu Á (từ Đông – Bắc Á đến cận Himalaya; ngoài Châu Á chỉ có 3 loài ở Bắc Mỹ). Đặc biệt, tất cả những loài thuộc chi Panax đều có giá trị làm thuốc, một số loài là những cây thuốc nổi tiếng, không chỉ ở Phương Đông mà trên toàn thế giới như Nhân sâm (Panax ginseng), Tây dương sâm (P. quiquefolius) và Tam thất (P. notoginseng).

Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.Tsai et K.M.Feng) là hai loài thuộc chi Panax, họ Nhân sâm (Araliacea), cũng là 2 loài sâm đặc hữu vùng Tây Bắc, phân bố chủ yếu ở vùng núi Hoàng Liên Sơn. Cho đến nay phạm vi phân bố của hai loài này rất hạn chế, các quẩn thể của chúng được tìm thấy trong tự nhiên với kích thƣớc rất nhỏ. Vì có phạm vi phân bố hẹp nên yêu cầu bảo tồn, duy trì chúng trong tự nhiên và mở rộng nhân trồng là yêu cầu cấp bách. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, việc nghiên cứu phát triển và nhân rộng mô hình trồng ngay tại các nơi phân bố tự nhiên của chúng và những nơi khác có điều kiện tự nhiên tương tự là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Đề tài “Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển nguồn nguyên liệu và tạo sản phẩm từ hai loài cây thuốc Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.Tsai et K.M.Feng) vùng Tây Bắc” do Cơ quan chủ trì Đại học Quốc gia Hà Nội cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài Dương Thị Ly Hương thực hiện với mục tiêu: Xác định được điều kiện môi trường, thiết lập quy trình nhân giống và canh tác nhằm mở rộng vùng nguyên liệu cho Sâm vũ diệp (SVD) và Tam thất hoang (TTH) ở vùng Tây Bắc; Xác lập được cơ sở khoa học của giải pháp công nghệ sinh học phân tử, hóa học và dược học để phát triển sản phẩm chức năng từ hai loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang; Nghiên cứu chế biến và tiêu chuẩn hóa hai loài cây Sâm vũ diệp và Tam thất hoang.

Hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã phát triển trồng các loài thuộc chi Panax như Nhân sâm, Tam thất và trở thành mặt hàng thế mạnh của nhiều quốc gia. Trong đó hàng đầu là Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Nhật Bản… Tổng sản lượng dược liệu các loài Sâm trên toàn thế giới mỗi năm lên đến hàng chục nghìn tấn.

Tại Trung Quốc, Tam thất (P. notoginseng) được trồng với qui mô hàng nghìn héc ta ở Châu Vân Sơn (tỉnh Vân Nam) và P. notoginseng một số nơi khác thuộc tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông. Kết quả của lịch sử chọn giống lâu đời đã tạo ra các vườn giống gốc (cây mẹ cho cho hạt giống) đồng nhất về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển. Với sự hoàn thiện về công nghệ sản xuất giống, ở Châu Vân Sơn (Trung Quốc), cứ mỗi héc ta vườn giống mỗi năm cung cấp hạt giống (với chất lượng tốt) đủ trồng khoảng từ 30 đến 40 héc ta. Bên cạnh đó người ta còn có thể tác động vào việc ra hoa kết quả của cây mẹ một cách đồng đều. Vấn đề thành công trong việc trồng Nhân sâm và Tam thất chính là ở kỹ thuật gieo ươm hạt đạt hiệu suất cao (trên 95%). Ngoài ra cũng phải nói đến Trung Quốc là một trong những quốc gia trên thế giới có bề dày lịch sử về trồng Sâm và các loài thuộc chi Panax, do vậy việc trồng Tam thất ở Châu Vân Sơn (là cao nguyên bằng phẳng) được áp dụng thuần túy như nhiều loại cây nông nghiệp khác, nghĩa là vừa áp dụng cơ khí hóa, vừa sử dụng các loại phân bón (hữu cơ, vô cơ), thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng.

Đây là hai loài cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thích hợp với nền khí hậu quanh năm mát mẻ. Cây thường mọc rải rác hay tập trung thành đám nhỏ dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, độ tán che 80 – 100%. Cây trồng thí nghiệm dưới tán rừng có trồng thảo quả và ở vườn có mái che bằng phên nứa và lưới nhựa màu đen với độ che bóng khoảng 90% đều sinh trƣởng phát triển tốt.

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

1. Đã nghiên cứu và xác định đƣợc các đặc điểm nông sinh học của loài Sâm vũ diệp và Tam thất hoang. Đã khảo sát và đánh giá được các đặc điểm sinh thái và điều kiện thổ nhưỡng đất đai tại nơi mọc tự nhiên của Sâm vũ diệp. Đã lựa chọn và xây dựng được 01 vườn giống gốc Sâm vũ diệp, 02 mô hình trồng Sâm vũ diệp (7600m2), Tam thất hoang (2000m2) dưới tán rừng tại xã Hồ thầu, huyện Hoàng Su Phì, Tỉnh Hà Giang, và xây dựng được 01 mô hình trồng Sâm vũ diệp trong nhà mái che (400m2) tại Sa Pa, Lào Cai. Đã xây dựng được 04 quy trình kỹ thuật vể nhân giống Sâm vũ diệp, nhân giống Tam thất hoang; trồng Sâm vũ diệp, trồng Tam thất hoang.

2. Đã nghiên cứu chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 05 hợp chất tinh khiết chiết xuất từ SVD và 05 hợp chất tinh khiết chiết xuất từ TTH; trong đó có 03 chất lần đầu tiên được phân lập từ sâm vũ diệp và 02 chất lần đầu tiên được phân lập từ Tam thất hoang. Đã xây dựng 02 quy trình chiết xuất cao giàu saponin từ SVD và TTH. Đã xây dựng phƣơng pháp định lượng chất đánh dấu là Stipuleanosid cho 2 loài SVD và TTH. Tiến hành định lượng hàm lượng chất đánh dấu trong các mẫu nghiên cứu. Đã xây dựng dấu vân tay hóa học cho dược liệu SVD và TTH.

3. Đã nghiên cứu tác dụng dược lý và độc tính của SVD và TTH: Cao giàu saponin SVD/TTH có tác dụng chống kết tập tiểu cầu rõ và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối đuôi chuột ở mức liều 30mg/kg thể trọng chuột nhắt. Đã xác định được độc tính cấp, LD50 bằng đường uống trên chuột nhắt thực nghiệm của Sâm vũ diệp là 15,72 (12,51 – 18,77) g/kg, với p = 0,05; và Tam thất hoang là 23,74 (20,59 – 26,75) g/kg, với p = 0,05. Cao giàu saponin SVD/TTH với liều 0,01g/kg và 0,03g/kg thể trọng không ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu, chức năng gan, thận, và yếu tố đông máu trên thỏ khi dùng dài ngày (28 ngày).

4. Đã nghiên cứu bào chế và xây dựng quy trình bào chế viên nang mềm SAVUMIN (cho Sâm vũ diệp) và TATHAMIN (cho Tam thất hoang)

5. Đã xây dựng được 06 bộ Tiêu chuẩn cơ sở cho: dƣợc liệu Sâm vũ diệp, dược liệu Tam thất hoang, cao giàu saponin Sâm vũ diệp, cao giàu saponin Tam thất hoang, viên nang mềm SAVUMIN (cho Sâm vũ diệp), viên nang mềm TATHAMIN (cho Tam thất hoang).

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16986/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)