Sự gia tăng vai trò của Wi-Fi trong tự động hóa nhà ở chủ yếu bắt nguồn từ bản chất nối mạng của các thiết bị điện tử triển khai, nơi các thiết bị điện tử (TV và máy thu AV, thiết bị di động…) bắt đầu trở thành một phần của mạng Internet gia đình và sự gia tăng tỷ lệ sử dụng các thiết bị máy tính di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng…).
Các khía cạnh kết nối mạng đang mang lại các dịch vụ trực tuyến hoặc phát lại mạng, trong khi trở thành một phương tiện kiểm soát các chức năng thiết bị qua mạng. Đồng thời các thiết bị di động đảm bảo rằng người tiêu dùng có quyền truy cập vào một “bộ điều khiển” di động cho các thiết bị điện tử kết nối với mạng. Cả hai loại thiết bị đều có thể được sử dụng làm cổng cho các ứng dụng IoT. Trong bối cảnh này, nhiều công ty đang xem xét xây dựng các nền tảng tích hợp tự động hóa tòa nhà với giải trí, giám sát sức khoẻ, giám sát năng lượng và giám sát cảm biến không dây trong các môi trường nhà ở và các tòa nhà.
Các ứng dụng IoT sử dụng các cảm biến để thu thập thông tin về các điều kiện hoạt động kết hợp với phần mềm lưu trữ trên đám mây phân tích các điểm dữ liệu khác nhau sẽ giúp các nhà quản lý cơ sở chủ động hơn trong việc quản lý các tòa nhà với hiệu quả cao nhất.
Các vấn đề sở hữu tòa nhà (tức là chủ sở hữu, người quản lý, hay người cư trú) thách thức sự tích hợp với những vấn đề như ai sẽ trả chi phí hệ thống ban đầu và ai thụ hưởng lợi ích theo thời gian. Thiếu sự hợp tác giữa các phân ngành trong xây dựng làm chậm việc chấp nhận công nghệ mới và có thể ngăn ccản các tòa nhà mới đạt được mục tiêu về năng lượng, kinh tế và môi trường.
Việc tích hợp các hệ thống vật lý không gian mạng bên trong tòa nhà và với các thực thể bên ngoài, chẳng hạn như lưới điện, sẽ đòi hỏi sự hợp tác của các bên liên quan để đạt được tính tương hợp thật sự. Giống như mọi lĩnh vực khác, duy trì an ninh sẽ là một thách thức quan trọng phải vượt qua.
Trong lĩnh vực nghiên cứu này, việc khai thác tiềm năng của mạng cảm biến không dây (WSN) để tạo điều kiện quản lý năng lượng thông minh trong các tòa nhà, làm tăng sự thoải mái cho người sử dụng trong khi giảm nhu cầu năng lượng, là rất có ý nghĩa. Ngoài các lợi ích rõ ràng về kinh tế và môi trường từ việc áp dụng quản lý năng lượng thông minh như vậy trong các tòa nhà, còn có các hiệu ứng tích cực khác. Không kém phần quan trọng là đơn giản hóa việc kiểm soát tòa nhà; việc giám sát không gian, thiết bị phản hồi thông tin và khả năng kiểm soát tại một địa điểm sẽ làm cho việc quản lý hệ thống quản lý năng lượng của tòa nhà dễ dàng hơn đối với chủ tòa nhà, người quản lý, đội bảo dưỡng và những người sử dụng khác của tòa nhà. Sử dụng Internet cùng với các hệ thống quản lý năng lượng cũng tạo cơ hội truy cập hệ thống thông tin và kiểm soát năng lượng của tòa nhà từ máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh ở bất cứ đâu trên thế giới. Điều này có tiềm năng rất lớn để cung cấp cho các nhà quản lý, chủ sở hữu và cư dân của các tòa nhà có phản hồi về tiêu thụ năng lượng và khả năng xử lý các thông tin đó.
Trong bối cảnh IoT tương lai, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh có thể được coi là một phần của một hệ thống thông tin lớn hơn. Hệ thống này được sử dụng bởi các nhà quản lý phương tiện trong các tòa nhà để quản lý việc sử dụng năng lượng và mua năng lượng và để duy trì các hệ thống của tòa nhà. Hệ thống dựa trên cơ sở hạ tầng của Intranet và Internet hiện có, và do đó sử dụng các tiêu chuẩn giống như các thiết bị CNTT khác. Trong bối cảnh này việc chi phí giảm và độ tin cậy của các mạng cảm biến không dây đang làm thay đổi quá trình tự động hóa tòa nhà bằng cách duy trì các không gian làm việc hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà ngày càng hiệu quả về chi phí.
NASATI (nguồn: Internet Society. Internet of Things: An Overview – Understanding the Issues and the challenges of a More Connected World)