Những năm gần đây, dịch sâu, bệnh hại cây trồng lâm nghiệp thường xuyên xảy ra, gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất. Việt Nam hiện có khoảng 350.000 ha rừng trồng các loài bạch đàn, trên các diện tích này thường bị bệnh cháy lá, khô cành ngọn, ong gây u bướu, bệnh chết héo… Bệnh cháy lá bạch đàn ở Việt Nam được xác định do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum, là một trong những nguyên nhân gây suy giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng rừng trồng các loài bạch đàn ở Việt Nam.
Kết quả điều tra của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho thấy: những năm gần đây diện tích rừng bạch đàn bị bệnh cháy lá, khô ngọn lên tới 50% tổng diện tích với các mức độ hại khác nhau. Báo cáo của các chi cục thực vật địa phương cũng cảnh báo nguy cơ gây hại lớn với các rừng bạch đàn trồng tập trung, đặc biệt là với loài bạch đàn trắng xuất xứ Petford. Chính vì những lý do này đã dẫn đến làm giảm diện tích trồng mới bạch đàn hàng năm của các địa phương.
Bệnh cháy lá (Cylindrocladium) ảnh hưởng đến cây con bạch đàn trong vườn ươm, cây chồi và rừng non. Khi trồng bạch đàn quy mô nhỏ, vào đầu những năm 1960, dường như không có nhiều vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, trong vòng vài năm gần đây, bệnh cháy lá đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong các vườn ươm, cá biệt có thể chiếm tới gần 100% tỷ lệ cây con bị chết. Như vậy, bệnh cháy lá nổi lên là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất của bạch đàn ở Kerala và những nơi khác đòi hỏi có giải pháp quản lý ngay lập tức vì nó ảnh hưởng đến cây bạch đàn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng (Mohanan, 1995).
Trong thời gian qua, bệnh cháy lá gây hại đối với rừng trồng bạch đàn cung cấp nguyên liệu giấy tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái khá phổ biến, tỷ lệ cây bị bệnh của một số giống bạch đàn, đặc biệt là giống PN14 đang được sử dụng trong trồng rừng nguyên liệu giấy có thể từ 90 – 100% và gần như toàn bộ tán lá bị bệnh, bắt đầu từ năm thứ hai sau khi trồng rừng. Cây đã bị nhiễm bệnh sinh trưởng kém, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng rừng trồng. Do đó đề tài “Nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý bệnh cháy lá hại rừng trồng bạch đàn tại vùng trung tâm Bắc Bộ” rất cần thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài KS. Bùi Đức Giang thực hiện “Nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý bệnh cháy lá hại rừng trồng bạch đàn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ” với mục tiêu: Xác định hiện trạng bệnh cháy lá rừng trồng bạch đàn ở vùng Trung tâm Bắc Bộ; Xác định được nguyên nhân gây bệnh cháy lá rừng trồng bạch đàn ở vùng Trung tâm Bắc Bộ; Đề xuất được giải pháp quản lý bệnh cháy lá rừng trồng bạch đàn.
Những năm gần đây, dịch sâu, bệnh hại cây trồng lâm nghiệp thường xuyên xảy ra, gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất.Nấm Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho nhiều loài cây, là nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả trên nhiều loài cây trồng nhiệt đới (Kile, 1993).Đặc biệt là loài Ceratocystis fimbriata gây chết héo hàng loạt rừng trồng bạch đàn ở Brazil, Uruguay và các nước vùng Trung Phi (Roux et al., 2000).C. sublaevis gây bệnh chết héo bạch đàn deglupta ở Ecuador (Van Wyk et al., 2011).C. chinaeucensis và C. cercfabiensis gây bệnh chết héo rừng trồng bạch đàn tại Trung Quốc (Liu et al., 2015).
Nấm Cryptosporiopsis eucalypti là loài nấm gây bệnh đốm lá, khô cành ngọn phổ biến trên các loài bạch đàn, xảy ra trên phạm vi địa lý rộng, từ các vùng khô đến rất ẩm ướt bao gồm ở Úc, Ấn Độ, Hawaii (Sankaran et al, 1995), New Zealand (Gadgil and Dick, 1999) Brazil (Ferreira et al., 1998), Nhật Bản, Lào, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam (Old and Yuan 1994, Old et al., 2003). Nấm có thể liên quan đến các triệu chứng bệnh khác nhau bao gồm các đốm lá, bệnh rám nắng, bệnh trên các mô gỗ, sự tàn phá và thậm chí là chết cây (Cheewangkoon et al., 2010).Trong khi đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển và gây bệnh của nấm bệnh C. eucalypti lại có biên độ rất rộng.Nấm có thể phát sinh phát triển trên các vùng có lượng mưa bình quân năm rất thấp đến những vùng có lượng mưa cao, thường trong giới hạn 700mm-2.500mm.Loài nấm này thường xâm nhiễm vào cành và thân xuyên qua lớp vỏ, phá hủy, làm chết cành và ngọn cây từ vị trí nấm xâm nhiễm.Cây ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nấm xâm nhiễm.Nấm Cryptosporiopsis eucalypti được đánh giá là một trong những loài sinh vật bệnh gây hại nguy hiểm nhất đối với rừng trồng bạch đàn. Khi gây bệnh trên cây bạch đàn, nó gây ra triệu chứng điển hình trên lá cây là đốm lá, đôi khi các lá bị bệnh hình thành các u nhỏ, trên bề mặt lá sần sùi, làm cho lá bị rụng, khi tấn công lên cành hoặc ngọn bạch đàn nó làm cho cành ngọn bị khô héo, sau đó mọc lên các chồi và lá non với kích thước rất nhỏ vào cuối mùa mưa, đôi khi còn làm cho ngọn và cành ngọn bị chết (Old et al., 2000).
Bạch đàn là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực để lấy gỗ xẻ, nguyên liệu dăm và giấy ở Việt Nam. Việt Nam hiện có khoảng 350.000 ha rừng trồng các loài bạch đàn, trên các diện tích này thường bị bệnh ong đen gây u bướu, bệnh cháy lá, khô ngọn, bệnh đốm lá, khô cành ngọn (Phạm Quang Thu, 2005; Phạm Quang Thu, 2016). Những năm gần đây, dịch sâu, bệnh hại cây trồng lâm nghiệp thường xuyên xảy ra, 5 gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất. Hiện nay, bạch đàn cũng như các loài cây rừng khác đang phải đối mặt với các vấn đề về bệnh hại lá có mức độ nguy hiểm đối với vườn ươm cây con bạch đàn thường bị ong gây u bướu gân lá (Leptocybe invasa) và loài Ong gây u bướu phiến lá bạch đàn (O. maskelli) gây hại, 2 loài ong này đều thuộc họ Eulophidae, bộ Hymenoptera. Ngoài ra, còn ghi nhận Bệnh đốm lá do nấm Cryptospriopsis eucalypti, Bệnh cháy lá do nấm Calonectria quiqueseptata, tuyến trùng gây u rễ (Meloidogyne sp.) (Phạm Quang Thu, 2016)
Tại Việt Nam diện tích rừng trồng các loài bạch đàn ngày càng cao và tỉ lệ mắc bệnh ngày càng lớn, năm 2016 đã ghi nhận bệnh chết héo Bạch đàn urô và Bạch đàn camal, nguyên nhân gây bệnh được xác định do nấm Ceratocystis sp. đã được phát hiện và thu thập lần đầu tiên tại 8 tỉnh, thành phố thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Triệu chứng điển hình của bệnh chết héo bạch đàn do nấm Ceratocystis sp. là trên vỏ của thân cây hoặc cành cây bị bệnh có những vết loét, thâm hoặc vết lõm. Vỏ và gỗ xung quanh vết bệnh thường bị chuyển màu nâu đen hoặc xanh đen, có thể chảy nhựa.Khi cây bị bệnh, tán lá bắt đầu héo từ trên ngọn xuống và sau đó cây sẽ bị chết. Đặc điểm hiển vi của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo bạch đàn được so sánh với các loài nấm khác như C. manginecans gây bệnh cho keo ở Việt Nam và C. cercfabiensis gây bệnh cho bạch đàn ở Trung Quốc (Nguyễn Minh Chí et al., 2016) nấm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25o-28oC, nấm ngừng phát triển ở nhiệt độ dưới 5oC, phát triển chậm ở nhiệt độ dưới 10oC và trên 35oC (Phạm Quang Thu et al., 2012). là một loại bệnh nguy hiểm gây bệnh cho nhiều cây trồng như: cây bạch đàn, cây cà phê, cây keo và nhiều loại cây trồng khác. Nên cần có có các nghiên về phòng trừ để hạn bệnh và sự lây lan.
Năm 2019 đề tài đã thực hiện đầy đủ nội dung nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu đề ra, hoàn thành đúng tiến độ hợp đồng, cụ thể:
– Đã xác định được hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ là 42.403 ha, xác định cụ thể diện tích bị bệnh cháy lá tại 4 địa điểm điều tra nghiên cứu: Phù Ninh – Phú Thọ (9.005 ha), Yên Lập – Phú Thọ (17.56 ha), Tân Sơn – Phú Thọ (17.7 ha) và Lập Thạch – Vĩnh Phúc (39,3 ha).
– Đánh giá được tình hình bệnh cháy lá trên các giống giống bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng.
– Đã xác định được mức độ bị bệnh bị bệnh cháy lá bạch đàn tại khu vực điều tra: Phù Ninh 30,2%, Yên Lập 53,4%, Tân Sơn 40,5% và Lập Thạch 42,5%. Bệnh cháy lá bạch đàn xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm, tập trung nhiều nhất vào mùa mưa từ tháng 8 đến tháng11. Triệu chứng của bệnh lá bị nhiễm bệnh ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu hoặc màu xám ở mép lá hoặc gần mép lá, sau đó những đốm nhỏ này lan ra thành đốm lớn cuối cùng làm cho lá bị khô và quăn lại dẫn đến rụng lá.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17528/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Nguồn: vista.gov.vn