Một nhóm các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Virginia (UVA), Hoa Kỳ đã chứng minh rằng: bên cạnh chức năng cơ bản là tạo ra chất dẫn truyền thần kinh tăng khí sắc, các tế bào thần kinh trong não bộ còn trực tiếp kiểm soát trung tâm sinh học của não bộ hay còn gọi là “đồng hồ sinh học” – trung tâm điều chỉnh chu kỳ ăn uống, quá trình trao đổi chất cũng như chu kỳ hoạt động và nghỉ ngơi – mối liên kết chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng chịu áp lực do sự xáo trộn nhịp sinh học “jet lag” của cơ thể con người. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Current Biology.
Ali Deniz Güler, giáo sư chuyên ngành sinh học và khoa học thần kinh, giám sát nghiên cứu của phòng thí nghiệm của UVA cho biết: “Chúng tôi đã xác định được mối liên kết trực tiếp giữa nơ-ron dopamine với trung tâm tuần hoàn – đây có thể coi là bước đầu tiên trong nỗ lực hướng tới khả năng phát triển các loại thuốc nhắm đến mục tiêu đích là các nơ-ron cụ thể, giúp ngăn chặn các triệu chứng của cảm giác khó chịu, tinh thần mệt mỏi do sự xáo trộn nhịp sinh học hay tình trạng biến đổi khí hậu cũng như một số bệnh lý nguy hiểm đem lại“.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, con người thường xuyên phải đối mặt với tình trạng căng thẳng, lo âu bắt nguồn từ những nguyên nhân như áp lực công việc lớn, thời gian ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi không ổn định, chu kỳ làm việc không phù hợp với điều kiện ánh sáng tự nhiên và nhiều điều kiện khác từ môi trường bên ngoài, tất cả tạo ra sự mất cân bằng, xáo trộn trong chu kỳ tự nhiên, nhịp sinh học của cơ thể. Đây cũng chính là yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm, béo phì, bệnh tim mạch hay thậm chí là ung thư.
Güler cho biết: “Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực nghiên cứu những phương pháp điều trị nhằm giúp dễ dàng kết nối đồng bộ hệ thống tuần hoàn của cơ thể để có thể thích nghi với các điều kiện công việc, thời gian ăn uống, ngủ, nghỉ và sự thay đổi múi giờ khi di chuyển bằng chuyến bay. Phát hiện về mối liên quan giữa nơ-ron sản xuất dopamine và trung tâm sinh học cho phép chúng tôi nghĩ đến khả năng tìm kiếm phương pháp điều trị những hội chứng liên quan đến rối loạn thần kinh đối với những người thường xuyên phải di chuyển nhiều, vận động quá sức, đặc biệt là những người bị mất ngủ“.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ và nhịp sinh học bất thường có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và các cơ quan khác, nó cũng là yếu tố nguy cơ khiến cho những bệnh lý liên quan đến những bất thường của hàm lượng chất dẫn truyền dopamine như: Parkinson, trầm cảm, rối loạn hiếu động thái quá, rối lưỡng cực, tâm thần phân liệt và nghiện ma túy thêm trầm trọng.
Güler nhấn mạnh: “Có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để phát hiện mới về vai trò của các nơ-ron sản xuất dopamine và mối liên kết của chúng với các chất sinh học của cơ thể có thể được áp dụng làm phương pháp điều trị nhằm hạn chế mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý kể trên”.
Bên cạnh đó, Ryan Grippo, sinh viên chia sẻ: Phòng thí nghiệm của Güler chuyên thực hiện xác định các mạch thần kinh điều khiển nhịp sinh học trong não cũng như cung cấp các mục tiêu điều trị độc đáo cho một loạt các bệnh.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm trên hai nhóm chuột, trong đó: một nhóm ở tình trạng sức khỏe bình thường trong khi nhóm còn lại có biểu hiện gián đoạn của các tín hiệu ra lệnh dopamine. Sau khi thực hiện thay đổi múi giờ 6 giờ đồng hồ so với ban đầu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nhóm chuột có lượng dopamine trong cơ thể bị gián đoạn mất nhiều thời gian hơn để đồng bộ hóa các hoạt động và thích nghi với sự thay đổi thời gian đến 6 giờ đồng hồ – biểu hiện tín hiệu phản hồi của mối liên kết giữa các nơ-ron dopamine và hệ thống tuần hoàn.
P.K.L (NASATI), Theo https://www.sciencedaily.com/releases/2017/08/170803134626.htm, 3/8/2017