Những tiến bộ trong công nghệ mạng không dây và tiêu chuẩn hóa cao hơn của các giao thức truyền thông làm cho nó có thể thu thập dữ liệu từ các cảm biến và các thiết bị nhận dạng không dây hầu như mọi nơi mọi lúc. Các chip silic thu nhỏ được thiết kế với các khả năng mới, trong khi chi phí, theo Định luật Moore, đang giảm xuống. Sự gia tăng đáng kể về khả năng lưu trữ và tính toán, một số trong số đó có thể thông qua điện toán đám mây, có thể xử lý số liệu ở quy mô rất lớn và khối lượng lớn, với chi phí thấp.
Trong những năm tới, có thể xác định một số xu hướng lớn đặc biệt sẽ định hình tương lai của CNTT-TT.
- Thứ nhất, sự bùng nổ khối lượng dữ liệu được thu thập, trao đổi và lưu trữ bởi các đối tượng kết nối IoT sẽ đòi hỏi các phương pháp và cơ chế mới để tìm kiếm, lấy và truyền dữ liệu. Điều này sẽ không thể xảy ra trừ khi năng lượng cần thiết để vận hành các thiết bị này giảm đáng kể hoặc chúng ta phát hiện ra các kỹ thuật khai thác năng lượng mới. Ngày nay, nhiều trung tâm dữ liệu đã đạt đến giới hạn tiêu thụ năng lượng tối đa và chỉ có thể thay mới các thiết bị cũ do không thể tăng mức tiêu thụ năng lượng.
- Thứ hai, nghiên cứu đang tìm kiếm các thiết bị và hệ thống tự động tiêu thụ năng lượng cực kỳ thấp từ hạt bụi thông minh nhỏ nhất cho đến các trung tâm dữ liệu khổng lồ sẽ tự thu hoạch năng lượng chúng cần.
- Thứ ba, việc thu nhỏ thiết bị cũng đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, và mục tiêu transistor đơn electron, có vẻ như (phụ thuộc vào khám phá mới trong vật lý) là giới hạn cuối cùng, đang tiến gần hơn.
- Thứ tư, xu thế hướng tới hành vi tự trị và có trách nhiệm của các nguồn lực. Sự phức tạp ngày càng tăng của các hệ thống, có thể gồm cả các thiết bị di động, sẽ không thể quản lý nổi, và sẽ cản trở việc tạo ra các dịch vụ và ứng dụng mới, trừ khi các hệ thống sẽ cho thấy chức năng “tự động-” *, chẳng hạn như tự quản lý, tự phục hồi và tự cấu hình.
Chìa khoá để giải quyết các xu hướng lớn này cho IoT là nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy chu kỳ đổi mới bằng cách khai thác các kết quả mang lại các công nghệ mới có giá trị cho thị trường và do đó cho các ứng dụng công nghiệp.
Nghiên cứu và phát triển IoT đang trở nên phức tạp hơn do công nghệ đã ở mức tiên tiến cao, cần có sự hợp tác ở mức toàn cầu, liên ngành. Sự phát triển một số công nghệ tạo khả năng chẳng hạn như điện tử nano, liên lạc, cảm biến, điện thoại thông minh, các hệ thống nhúng, công nghệ điện toán đám mây và công nghệ phần mềm sẽ rất cần thiết để hỗ trợ cải tiến sản phẩm IoT quan trọng trong tương lai ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài ra, hệ thống và cơ sở hạ tầng mạng (Internet Tương lai) đang trở nên quan trọng do sự tăng trưởng nhanh chóng và bản chất của các dịch vụ liên lạc tiên tiến cũng như việc tích hợp với các hệ thống y tế, vận tải, các toà nhà sử dụng năng lượng hiệu quả, lưới điện thông minh, các thành phố thông minh và xe điện.
Trọng tâm của các dự án nghiên cứu và phát triển IoT là tạo ra các két quả chắc chắn cho một số ngành công nghiệp, sau đó có thể được phát triển tiếp hoặc khai thác trực tiếp để tạo ra các môi trường/không gian thông minh và các sản phẩm/quy trình tự nhận thức vì lợi ích của xã hội.
NASATI (Theo Internet of Things: An Overview – Understanding the Issues and the challenges of a More Connected World)