Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska, Thụy Điển, đã có thể cải thiện phục hồi chức năng sau thương tích tủy sống ở chuột, mở đường cho các phương pháp điều trị mới.

Khả năng chữa bệnh của hệ thống thần kinh trung ương là rất hạn chế, và tổn thương não hoặc tủy sống thường dẫn đến thâm hụt chức năng vĩnh viễn.

Giờ đây, các nhà khoa học từ Viện Karolinska đã báo cáo rằng họ đã tìm ra một cơ chế quan trọng giải thích tại sao điều này xảy ra.

Điều gì xảy ra với hệ thần kinh? Sau một chấn thương hệ thần kinh trung ương, một loại mô sẹo đặc biệt được hình thành ngăn cản sự tái sinh. Do đó, chấn thương não và tủy sống nên thường dẫn đến mất khả năng hoạt động vĩnh viễn.

Hơn một thế kỷ trước, người ta nhận ra rằng các sợi thần kinh của hệ thần kinh trung ương không phát triển qua các mô sẹo tạo thành tổn thương.

Mô sẹo này là một lưới phức tạp của các loại tế bào và các phân tử khác nhau, và không rõ chính xác các mô sẹo phong bế việc tái phát triển sợi thần kinh như thế nào.

Sau khi nghiên cứu chuột bị tổn thương tủy sống, các nhà nghiên cứu đã xác định được một cơ chế quan trọng đằng sau sự ức chế tái tạo sợi thần kinh.

Christian Goritz, phó giáo sư ở Khoa Sinh học Phân tử và Tế bào, cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi đưa ra một giải thích quan trọng là tại sao sự phục hồi chức năng do tổn thương hệ thống thần kinh trung ương lại quá hạn chế”.

Các nhà nghiên cứu ở Karolinska tìm thấy lời giải thích nằm trong một số lượng nhỏ các tế bào lót các mạch máu dẫn đến một phần lớn mô sẹo.

Ngăn chặn sự hình thành sẹo bằng các tế bào liên quan đến mạch máu này cho phép một số sợi thần kinh phát triển qua tổn thương và kết nối lại với các tế bào thần kinh khác. Điều này dẫn đến việc phục hồi chức năng được cải thiện sau tổn thương tủy sống ở chuột.

Goritz cho rằng: “Cần có thêm các nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu kiến thức này có thể được sử dụng để thúc đẩy phục hồi sau khi tổn thương hệ thống thần kinh trung ương ở người hay không“.

N.T.D (NASATI), theo https://www.healtheuropa.eu/new-approach-spinal-cord-injuries/84710/