Nhà máy thí điểm mới xử lý nước thải công nghiệp đang được xây dựng có khả năng giảm hơn 90% chất thải dạng lỏng. Nhà máy sẽ được đặt tại một công ty sản xuất chất bán dẫn ở Singapo, cũng có thể thu hồi kim loại quý từ nước thải đã qua để sau đó bán và tái sử dụng.

Nhà máy thí điểm sử dụng hệ thống xử lý nước mới, tận dụng loại màng sợi rỗng mới được phát minh bởi GS. Neal Chung tại trường Đại học quốc gia Singapo và được Trung tâm START mở rộng quy mô cho ứng dụng công nghiệp.

Khác với màng sợi rỗng thông thường giống sợi mì có lõi rỗng như ống hút, màng sợi mới do GS. Chung phát minh có ba lõi rỗng, cho phép nước chảy với tốc độ cao hơn khoảng 30%. Công suất xử lý lên đến 5.000 lít mỗi ngày, giảm sử dụng 1,6 triệu lít nước/năm và giúp tiết kiệm 250.000 đô la chi phí xử lý. Nhà máy này sẽ lọc hơn 90% nước thải thành nước sạch và cô đặc chất thải kim loại thành chất lỏng, sau đó bán cho các công ty khác.

Giải pháp hiện đã được công ty sản xuất chất bán dẫn đưa ra là vận chuyển nước thải độc hại được tạo ra trong quá trình sản xuất đến cơ sở xử lý nước thải để đốt cháy. Xử lý chất thải theo phương pháp này tiêu tốn chi phí năng lượng gấp 5 lần chi phí của nhà máy lọc bằng màng thí điểm.

  1. J Antony Prince, người sáng lập công ty đổi mới sáng tạo Memsift, tin rằng màng sợi rỗng ba lỗ mới từ Trung tâm START sẽ giúp cải thiện hiệu quả của quá trình tách bằng nhiệt đang chờ cấp bằng sáng chế, mang lại lợi ích độc đáo so với xử lý nước mặn truyền thống và các giải pháp không xả chất lỏng.

Quá trình lọc của chúng tôi hoạt động ở áp suất và nhiệt độ tương đối thấp so với các quy trình tách nhiệt thông thường. Nó tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành,  thu hồi kim loại quý và tài nguyên, đồng thời bảo vệ môi trường“, TS. Prince giải thích. Các ưu điểm khác bao gồm thu hồi nước rất hiệu quả với mức tiêu thụ năng lượng tối thiểu, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

 

Nhà máy thí điểm mới này sẽ được đưa vào vận hành vào quý II năm 2019. Các kết quả thí điểm sẽ được sử dụng để thương mại hóa công nghệ tiên tiến này. Đây là một bước tiến hướng tới khái niệm nền kinh tế tuần hoàn nơi chất thải được biến đổi thành tài nguyên trong khi nước tái chế cho mục đích công nghiệp, giảm nhu cầu sử dụng nước ngọt ở Singapo.

N.T.T (NASATI), theo https://www.sciencedaily.com/releases/2019/02/190225123444.htm,