Trong số các cây nông nghiệp chủ lực hiện nay của Việt Nam, mía, ngô, sắn là những cây trồng có tầm quan trọng sau lúa. Trình độ sản xuất mía, ngô, sắn nước ta còn thấp gây khó khăn cho ngành công nghiệp chế biến nông sản. Sự sống còn và năng lực cạnh tranh của các ngành hàng này phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất nông sản nguyên liệu. Hạ giá thành nông sản nguyên liệu, đảm bảo chất lượng cao và ổn định là nhu cầu bức thiết và cũng rất nan giải hiện nay, khi các cây trồng này được sản xuất theo quy trình thủ công, lạc hậu, năng suất thấp. Vì thế, chính sách phát triển cơ giới hóa (CGH) cho các cây trồng chủ lực này cũng cần có những đặc thù với khung hỗ trợ mạnh hơn, sát với nhu cầu thực tế hơn. Tuy nhiên, không thể có giải pháp KHCN và chính sách CGH hoàn toàn riêng biệt cho một nhóm nông sản nào.

Do đó, để giải quyết vấn đề đặt ra, từ năm 2015 – 2016, nhóm nghiên cứu tại Viện Cơ điện nông nghiệp và CNSTH do TSKH. Bạch Quốc Khang làm chủ nhiệm, đ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ và chính sách cơ giới hoá sản xuất, sơ chế, bảo quản một số cây trồng chính mía, ngô, sắn phục vụ xây dựng nông thôn mới”.

Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá được thực trạng, xây dựng được định hướng trang bị cơ điện nông nghiệp phục vụ CGH trồng trọt, sơ chế, bảo quản nông sản, tập trung cho các cây trồng chính (mía, ngô, sắn); Đề xuất được giải pháp khoa học công nghệ về cơ điện nông nghiệp phục vụ CGH trong trồng trọt và sơ chế, bảo quản nông sản (tập trung cho mía, ngô, sắn), nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao thu nhập cho nông dân trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Đề tài đ đưa ra 06 quan điểm; 02 mục tiêu và 07 định hướng đề xuất chính sách CGH nông nghiệp cho giai đoạn tới, là cơ sở nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ chế, chính sách mới thúc đẩy CGH nông nghiệp nói chung, mía, ngô, sắn nói riêng.

Theo đó, cơ chế, chính sách CGH nông nghiệp (trong đó có mía, ngô, sắn) trong giai đoạn tới cần có tác động đa mục tiêu, lấy mục tiêu thúc đẩy CGH nông nghiệp là chính, kết hợp với khuyến khích phát triển công nghiệp chế tạo máy trong nước; cần

 

có sự hỗ trợ đồng bộ của hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy tái cơ cấu ngành, phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới, nhất là phải tập trung tháo gỡ những vướng mắc, rào cản lớn về tích tụ ruộng đất, chuyển dịch lao động, hạ giá thành máy. Cơ giới hóa đồng bộ và hiệu quả cao cho sản xuất mía, ngô, sắn không thể tách rời khỏi chính sách CGH nông nghiệp nói chung, cũng như chính sách CGH nông nghiệp không thể tách rời khỏi cơ chế, chính sách mở rộng quy mô sản xuất, tổ chức lại sản xuất, đổi mới các hợp tác x nông nghiệp, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, liên kết doanh nghiệp với nông dân… Chính sách mới cần kế thừa các công cụ hỗ trợ đ và đang có hiệu lực tốt, đồng thời bổ sung tạo thêm các đột phá cần thiết, khai thác tốt hơn nguồn lực x hội, nhất là của các doanh nghiệp, tập trung hỗ trợ của Nhà nước cho những trọng tâm, trọng điểm, dành cho những đối tượng cần khuyến khích mạnh.

Trọng tâm, trọng điểm ưu tiên của chính sách CGH nông nghiệp tới đây là đẩy mạnh CGH những khâu trước, trong và sau thu hoạch hiện đang khan hiếm nhân công, chi phí sản xuất lớn, có yêu cầu thời vụ cao, tỷ lệ tổn thất còn cao. Chính sách hỗ trợ cần linh hoạt, phù hợp với từng nhóm máy, thiết bị và đối tượng; tập trung giải quyết vấn đề vốn vay, khắc phục tình trạng khả năng đầu tư còn thấp của người sản xuất, đồng thời tạo ra những công cụ tài chính mạnh hơn, những lựa chọn có lợi cho người sản xuất để khuyến khích họ phát triển CGH.

Đề tài đ nghiên cứu đề xuất phân chia các nhóm máy, thiết bị CGH nông nghiệp theo thứ tự ưu tiên để có mức hỗ trợ khác nhau, gồm: Nhóm máy trọng điểm (để CGH các khâu then chốt, có nhu cầu bức xúc hiện nay, như cấy lúa, thu hoạch đồng bộ lúa, ngô, mía, sắn, rau củ, sơ chế bảo quản nông sản tập trung); Nhóm máy không trọng điểm (bao gồm các máy, thiết bị phổ biến người sản xuất đ và đang trang bị để CGH các khâu sản xuất có tỷ lệ CGH khá tốt hiện nay); Nhóm máy nhập khẩu (cạnh tranh với chế tạo trong nước).

Đề tài cũng đề xuất nhóm đối tượng trọng điểm, gồm các HTX, tổ hợp tác dịch vụ CGH nông nghiệp; địa bàn vùng núi cao, đặc biệt khó khăn. Các nhóm chính sách trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy CGH nông nghiệp cũng được đề cập, bao gồm: Nhóm chính sách trực tiếp hỗ trợ CGH nông nghiệp; Nhóm chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp chế tạo máy trong nước; Nhóm chính sách thúc đẩy tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới, mở rộng quy mô sản xuất, tổ chức lại sản xuất, đổi mới hợp tác  x …

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13488/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

N.P.D (NASATI)