Trong thời gian từ năm 2013 đến 2016, nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học do TS. Đoàn Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hệ gen và dịch tễ học phân tử virus viêm gan vịt (Duck Hepatitis A Virus) và virus dịch tả vịt (Duck Enteritis Virus) tại Việt Nam”.

Đề tài nhằm giải mã và phân tích toàn bộ/phần lớn hệ gen của một số chủng virus viêm gan vịt và virus dịch tả vịt phân lập tại một số vùng khác nhau của Việt Nam. Từ đó có dữ liệu về nucleotide và amino acid cho việc nghiên cứu dịch tễ học phân tử và xác định vị trí phân loại; góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc của các chủng virus đang gây bệnh tại Việt Nam.

Một số kết quả nghiên cứu của đề tài:

  1. Đã xác định được các genotype virus viêm gan vịt tại Việt Nam/Dịch tễ học phân tử
  • Đã xác định được 2 genotype của virus viêm gan vịt tại Việt Nam là genotype I (DHAV-1) và genotype III (DHAV-3). Trong đó genotype III là genotype mới, được chủ nhiệm đề tài và nhóm cộng sự phát hiện lần đầu tiên tại Việt
  • Các chủng DHAV-3 được phát hiện tại 6/7 tỉnh thành được kiểm tra, trong khi DHAV-1 chỉ được phát hiện ở Gia Lâm – Hà Nội. Không phát hiện thấy virus viêm gan vịt grnotype II (DHAV-2) ở Việt
  • Hai chủng virus nhược độc vaccine viêm gan vịt sử dụng tại Việt Nam đều thuộc genotype
  • Kết quả phân tích phả hệ cho thấy các chủng virus viêm gan vịt của Việt Nam có mối quan hệ gần gũi nhất với các chủng của Trung Quốc. Riêng chủng vaccine do xí nghiệp thuốc thú y sản xuất có mối quan hệ rất gần gũi với các chủng của Hàn Quốc.
  • Theo kết quả điều tra của đề tài, hiện nay ở Việt Nam chưa có vaccine DHAV-3 phòng bệnh viêm gan cho vịt, và việc sản xuất/sử dụng vaccine này ở Việt Nam là rất cần thiết.

 

  1. Đã giải mã toàn bộ hệ gen của virus viêm gan vịt
  • Đã giải mã được toàn bộ hệ gen của 3 chủng virus cường độc viêm gan vịt DHAV-3.
  • Đã giải mã toàn bộ hệ gen của 1 chủng virus nhược độc vaccine viêm gan vịt DHAV- 1 (VXXT) sử dụng phổ biến tại Việt
  • Đã phân tích đặc điểm phân tử hệ gen của các chủng virus cường độc và vaccine viêm gan vịt của Việt
  • Các chủng virus cường độc DHAV-3 Việt Nam có tỷ lệ đồng nhất và tương đồng rất thấp về nucleotide (73%) và amino acid (82-83%) khi so với chủng virus nhược độc vaccine thuộc DHAV-1 (VXXT). Các đột biến xảy ra nhiều nhất ở gen kháng nguyên VP1.
  • Phân tích hệ gen cho thấy các chủng virus viêm gan vịt DHAV-3 của Việt Nam có một số đặc trưng riêng khi so sánh với tất cả các chủng DHAV-3 của thế giới.
  • Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp dữ liệu phân tử hệ gen virus viêm gan vịt, lần đầu tiên, tại Việt Nam. Kết quả này đã làm sảng tỏ vị trí phân loại, dịch tễ học và phả hệ nguồn gốc của các chủng virus viêm gan vịt Việt Nam. Đồng thời đã giải thích mối tương quan kháng nguyên-miễn dịch giữa các chủng cường độc và vaccine, giải thích được nguyên nhân  của  việc  vịt  vẫn  mắc  bệnh  sau  khi  sử  dụng    Từ những phát hiện mới này cùng kết quả giải mã hệ gen có thể định hướng cho việc chẩn đoán và sản xuất vaccine DHAV-3 thế hệ mới.
  1. Đã giải mã một số gen quan trọng của virus dịch tả vịt/Dịch tễ học phân tử
  • Đã giải mã các gen AND-polymerase; UL5 và UL32 của 06 chủng virus cường độc và 02 chủng virus nhược độc Dịch tả vịt tại Việt
  • Kết quả giải mã và phân tích gen cho thấy: giữa các chủng virus cường độc và vaccine của Việt Nam có tỷ lệ tương đồng rất cao (99-100%); giữa các chủng virus dịch tả vịt của Việt Nam và thế giới cũng có tỷ lệ tương đồng cao (99-100%).
  • Kết quả phân tích gen cho thấy trình tự nucleotide và amino acid rất bảo tồn ở virus dịch tả vịt.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13545/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

N.P.D (NASATI)