Trong những năm qua, Tập đoàn VNPT đã và đang đẩy mạnh sang lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), chuẩn bị nền tảng hạ tầng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà trụ cột là IoT. Hiện VNPT đã có nền tảng IoT mà theo đánh giá của Intel là thuộc Top 5 thế giới.

VNPT đã nghiên cứu và phát triển nền tảng IoT Smart Connected Platform (SCP). SCP là một nền tảng mở và duy nhất kết nối vạn vật cung cấp dịch vụ End – to – End. Với SCP và bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) mở được VNPT Technology cung cấp, các nhà phát triển ứng dụng có thể chủ.

Năm 2017, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học kỹ thuật bưu điện thuộc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông do ThS. Phạm Đình Chung làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn về các yêu cầu chung cho IoT ở Việt Nam”.

Yêu cầu chung của một bộ Tiêu chuẩn quốc gia là cần đảm bảo các yêu cầu thiết yếu và phải có tính khả thi. Vì vậy, xây dựng “Tiêu chuẩn quốc gia về các yêu cầu chung cho IoT” dựa trên cơ sở chấp thuận tài liệu tiêu chuẩn quốc tế ITU-T Y.2066 (2014) “Common requirements of the Internet of Things” theo hình thức biên dịch có hiệu chỉnh, bố cục lại các đề mục và lựa chọn nội dung phù hợp với quy định xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam. Nội dung của tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung của Tiêu chuẩn theo hình thức biên soạn lại, phù hợp với thông tư 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của BTTTT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai IoT tại Việt Nam. Hình thức cấu trúc trình bày nội dung dự thảo tiêu chuẩn có thay đổi so với tiêu chuẩn gốc nhằm đảm bảo quy định xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam.

Đề tài đã đạt được các nội dung đã đề ra, bao gồm:

  • Nghiên cứu tình hình và xu thế tiêu chuẩn hoá trên thế giới liên quan đến các yêu cầu chung cho IoT
  • Đánh giá hiện trạng và nhu cầu chuẩn hoá về các yêu cầu chung cho IoT ở Việt Nam
  • Nghiên cứu, lựa chọn tài liệu và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về các yêu cầu chung cho IoT ở Việt Nam
  • Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về các yêu cầu chung cho IoT ở Việt Nam

 

  • Khuyến nghị về mặt kỹ thuật áp dụng tiêu chuẩn này cùng với hai tiêu chuẩn về kiến trúc IoT và các thuật ngữ, định nghĩa IoT mới được xây dựng làm cơ sở bước đầu để xây dựng các hệ thống IoT ở nước ta. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia khác về IoT phục vụ mục đích phát triển hạ tầng IoT đồng nhất ở nước

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14582/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

N.P.D (NASATI)