Bệnh đái tháo đường thai kỳ gây biến chứng sảy thai ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới. Nghiên cứu mới đây xem xét mối liên quan giữa nhiệt độ không khí và nguy cơ phát triển tình trạng căn bệnh này.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ (GD) là tình trạng rối loại đường máu tạm thời tác động đến một số các phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Những bà mẹ tương lai này thường không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trước khi họ mang thai, tuy nhiên lượng đường trong máu của họ tăng lên trong thời gian họ mang thai.
Năm 2014, báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) cho thấy, ở Mỹ có gần 9,2% các bà bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Trên toàn thế giới, cứ khoảng 7 người thì có 1 người bị biến chứng vì căn bệnh này.
GD xảy ra khi các hormone trong nhau thai kháng insulin, có nghĩa là nó làm cho mức đường trong máu không được duy trì. Độ nhạy với insulin có thể được cải thiện khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, và trong thời gian đó cơ thể sẽ sản sinh nhiều nhiệt hơn để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, để biết nhiệt độ không khí bên ngoài có tác động lớn hơn đến nguy cơ phát triển GD hay không, các nhà nghiên cứu Bệnh viện St. Michael’s, Viện khoa học đánh giá lâm sàng (ICES), Bệnh viện Mount Sinai, và Trường Đại học Toronto, Toronto, Canada đã tiến hành nghiên cứu các mối liên quan giữa nhiệt độ không khí ngoài trời và nguy cơ mắc GD. Những phát hiện của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí CMAJ.
Nhiệt đô tăng lên mỗi 100C sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc GD từ 6 đến 9%
Nghiên cứu này đã nghiên cứu 555.911 đứa trẻ được sinh ra từ 396.828 phụ nữ trong khoảng thời gian 12 năm (từ năm 2002 đến 2014). Độ tuổi của họ trung bình là 31 tuổi, và họ sống chủ yếu ở vùng Toronto rộng lớn. Có khoảng 1 nửa số bà mẹ này không sinh ra ở Canada.
Nhiệt độ cực lạnh ngoài trời lạnh được xác định trung bình là 100C hoặc thấp hơn, và nhiệt độ nóng trung bình là 240C. Những người phụ nữ đã được tiếp xúc với các mức nhiệt độ khác nhau trong 30 ngày trước khi được kiểm tra GD.
Kết quả là GD xuất hiện ở 4,6% phụ nữ bị phơi nhiễm với nhiệt độ cực lạnh, nhưng con số này đã tăng lên tới 7,7% đối với những phụ nữ bị phơi nhiễm với nhiệt độ nóng. Hơn nữa, nhiệt độ tăng lên mỗi 10°C tương ứng với nguy cơ GD cao gấp 1,06 lần. Chiều hướng tương tự gia tăng ở những bà mẹ đã hai lần mang thai.
“Việc giới hạn phân tích chỉ đối với những phụ nữ mang thai, chúng tôi có thể kiểm soát chính xác toàn bộ các yếu tố tác động. Và khi làm như vậy, sẽ cho phép chúng tôi loại bỏ các yếu tố như dân tộc, thu nhập, hoạt động, và thói quen ăn uống có thể khác nhau giữa hai phụ nữ khác nhau”, tiến sỹ Joel Ray, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của tiến sỹ Gillian Booth, nhà nghiên cứu tại St. Michael’s, ICES, và là người đứng đầu nghiên cứu cho thấy, họ đã quan sát nghiên cứu trực tiếp mối liên quan giữa nhiệt độ ngoài trời và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai ở gần khoảng 400.000 người phụ nữ sống trong cùng một thành phố của Canada. Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng, họ nhận thấy nhiệt độ cứ tăng lên mỗi 100C, nguy cơ mắc GD sẽ tăng lên khoảng 6 đến 9%.
Nhiễm lạnh có thể cải thiện độ nhạy với insulin?
Theo giải thích của tiến sĩ Booth: “Nhiều người nghĩ rằng khi nhiệt độ ấm lên, các bà bầu sẽ ra ngoài nhiều và hoạt động tích cực hơn, điều này sẽ giúp họ hạn chế việc tăng cân béo phì khiến họ có nguy cơ bị tiểu đường thai nghén. Tuy nhiên nó không đúng với kết quả của mô hình nghiên cứu mới của chúng tôi đó là khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, cơ thể có thể cải thiện độ nhạy với insulin, sản xuất ra các loại chất béo bảo vệ có tên gọi là các mô mỡ nâu”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù họ chỉ nghiên cứu một khu vực địa lý duy nhất, những những phát hiện của họ có khả năng khái quát hóa đến các khu vực khác ở Bắc Mỹ và trên toàn thế giới.
Họ cũng cảnh báo rằng, nếu phát hiện của họ là chính xác, điều này có nghĩa là số lượng các trường hợp GD trên toàn thế giới sẽ gia tăng liên tục do hậu quả của sự nóng lên toàn cầu.
P.T.T.(NASATI), theo http://www.medicalnewstoday.com/articles/317434.php, 15/5/2017