Nghiên cứu mới mở đường cho phương pháp điều trị tâm thần phân liệt, bằng cách kiểm tra hiệu quả hợp chất ở cây cần sa trên chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy hợp chất này có thể cải thiện sự suy giảm nhận thức về tâm thần phân liệt, không có tác dụng phụ so với thuốc hiện tại.

Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 1,1% dân số Hoa Kỳ, khoảng 3,5 triệu người lớn. Các triệu chứng của tâm thần phân liệt rất rộng và đa dạng. Bao gồm triệu chứng tích cực, tức là triệu chứng không xuất hiện ở người khỏe mạnh; triệu chứng tiêu cực, được gọi là tiêu cực vì chúng làm gián đoạn hành vi bình thường và cuối cùng là các triệu chứng nhận thức. Và triệu chứng khó khăn để chú ý hoặc tập trung, khó khăn trong việc ra quyết định, cũng như các vấn đề với việc hiểu và sử dụng thông tin mới.

Mặc dù những loại thuốc hiện tại có hiệu quả điều trị triệu chứng tích cực như ảo giác và ảo tưởng, nhưng nó ít hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng nhận thức và các triệu chứng tiêu cực, chẳng hạn như giao tiếp kém, giảm tương tác xã hội và cảm xúc lỗ mãng. Hơn nữa, thuốc chống rối loạn tâm thần có thể gây ra một loạt các phản ứng phụ, bao gồm co thắt cơ, bồn chồn, run, tình trạng ngủ lơ mơ hoặc chóng mặt. Một số thuốc được kê theo đơn có thể dẫn đến tăng cân, thay đổi trao đổi chất, tăng nguy cơ tiểu đường và cholesterol cao. Đây là lý do tại sao nghiên cứu mới hướng đến tiềm năng của hợp chất cây cần sa có tên là cannabidiol (CBD) để điều trị các triệu chứng đầy thách thức của bệnh tâm thần phân liệt.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature được thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Y tế và Y tế Illawarra ở New South Wales, Úc.

Cannabidiol có thể ảnh hưởng đến học tập, trí nhớ và sự chú ý, điều này cho thấy rằng hợp chất có thể giúp quản lý các triệu chứng nhận thức hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn những loại thuốc có sẵn.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Katrina Green, Đại học Wollongong – Úc đã khám phá ra giá trị trị liệu của Cannabidiol khi họ tiến hành tổng kết 27 nghiên cứu. Ông cho biết: “Từ tổng quan này, chúng tôi nhận thấy rằng Cannabidiol sẽ không cải thiện sự hiểu biết và trí nhớ trong não khỏe mạnh, nhưng có thể cải thiện khía cạnh về học tập và trí nhớ trong các bệnh liên quan đến suy giảm nhận thức như bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh và viêm thần kinh. Bằng chứng cho thấy Cannabidiol có tính bảo vệ thần kinh và có thể giảm sự suy giảm nhận thức liên quan đến việc sử dụng delta-9-tetrahydrocannabinol (THC), thành phần hoạt động thần kinh chính của cần sa”.

Dựa trên bằng chứng này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra để kiểm tra xem Cannabidiol có làm giảm sự suy giảm nhận thức ở loài gặm nhấm hay không. Họ sử dụng mô hình nhiễm khuẩn trước khi sinh để điều tra ảnh hưởng của việc điều trị Cannabidiol mạn tính đối với nhận thức và tương tác xã hội. Đầu tiên, chúng đã gây nhiễm cho những con chuột đang mang thai trong ngày thứ 15 với axit polyinosinic-polycytidilic – một hợp chất thường được sử dụng để gây rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt và chứng tự kỷ ở chuột. Sau đó họ tiêm cho chuột con chuột 10mg/kg Cannabidiol trong 3 tuần. Sau đó họ đã đo trọng lượng cơ thể, thức ăn và lượng nước uống của chuột mỗi tuần. Và tiếp tục kiểm tra nhận thức của chuột và trí nhớ làm việc bằng cách sử dụng luân phiên được khen thưởng trong các bài kiểm tra T-maze và bài kiểm tra đối tượng mới (Novel Object Recognition). Ngoài ra, còn tiến hành kiểm tra tính xã hội bằng cách sử dụng bài kiểm tra tương tác xã hội. Các nhà nghiên cứu cảnh báo việc sử dụng cần sa và các sản phẩm có nguồn gốc cây cần sa để điều trị bệnh tâm thần phân liệt, như THC trong cần sa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tâm thần phân liệt.

Mặc dù kết quả rất đáng khích lệ, các nhà khoa học cho biết cần phải kiểm tra thêm để biết liệu Cannabidiol có tác dụng điều trị tương tự ở người hay không. Tiếp theo, họ dự định điều tra tín hiệu truyền dẫn thần kinh trong não để hiểu rõ hơn hiệu quả điều trị này.

Đ.T.V (NASATI), Theo http://www.medicalnewstoday.com/articles/317768.php, 5/6/2017