Thí sinh chương trình “Red Bull – Chinh phục ước mơ” tìm hiểu định vị thương hiệu bánh mì, triển khai dự án ở nhiều phân khúc khác nhau.

Tập 3 của chương trình “Red Bull – Chinh phục ước mơ” cũng chính là vòng loại trực tiếp, đã lên sóng tuần qua. Các “chiến binh” bước vào vòng thử thách gay cấn để giành quyền tiếp tục ở lại với chương trình.

Ở tập 3 này, trước khi bước vào phần thử thách chính thức, các thí sinh có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh để được đào tạo kiến thức về khởi nghiệp. Đây cũng chính là điểm nổi bật của “Red Bull – Chinh phục ước mơ”, trao cho thí sinh “cần câu cá” trước khi bắt đầu hành trình mới.

polyad

15 thí sinh tham gia lớp đào tạo chủ đề Định vị thương hiệu.

Chuyên gia đào tạo ở phần này với chủ đề “Định vị thương hiệu” là ông Lý Nguyên Khương – Giám đốc Tiếp thị vùng Đông Nam Á của thương hiệu Red Bull. Theo ông Khương, định vị sản phẩm là một phần tối quan trọng đối với startup. Điều này giúp doanh nghiệp xác định định hướng và chiến lược lâu dài cho sản phẩm. Định vị không phải là trở nên khác biệt trong tâm trí tất cả mọi người mà là trở nên đặc biệt đối với nhóm khách hàng mục tiêu.

Kiến thức thực tế này mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho thí sinh, nhất là khi các đội thi tham gia thử thách ngay sau đó để trải nghiệm thực hành sau khi học phần lý thuyết.

Thực hành định vị thương hiệu

Sau khi được trang bị “vũ khí” đầu tiên, các thi sinh bắt đầu vào cuộc chiến thực sự của chương trình nhằm loại trực tiếp đội không đạt yêu cầu. Đây là thử thách theo nhóm, 15 thí sinh chia làm ba nhóm, mỗi nhóm có 5 thành viên. Các nhóm đối đầu trực tiếp để giành suất đi tiếp trong chương trình.

Sau khi bốc thăm chọn thành viên, các đội nhận đề bài làm thế nào để định vị cho sản phẩm bánh mì. Mỗi nhóm được cung cấp 5 triệu đồng và có hai tiếng đồng hồ để bàn bạc lên ý tưởng cho việc định vị sản phẩm và sau đó thâm nhập thị trường để làm ra sản phẩm thật như kế hoạch.

Phần thi này do hội đồng giám khảo chấm điểm theo các tiêu chí khắt khe và có thêm ban giám khảo đặc biệt là những khách hàng trực tiếp thưởng thức sản phẩm của các đội chơi.

Đội A mang đến sản phẩm buffet bánh mì với tên gọi Bambam vui nhộn, hướng đến phân khúc khách hàng học sinh, sinh viên và công nhân viên chức. Định vị sản phẩm là sự đa dạng ở việc lựa chọn thức ăn và tiện lợi trong việc tìm kiếm địa điểm với mức giá phù hợp. Nhóm cũng gây ấn tượng với khẩu hiệu “Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường”.

polyad

Buffet bánh mì của đội A.

Dù đội A tự tin về sản phẩm và khả năng khả thi của ý tưởng nhưng giám khảo tỏ ý không đồng tình. Hội đồng chuyên môn cho rằng đội đang quá tham lam, “đừng nghĩ là khi mới ra, đáp ứng nhiều yếu tố sẽ có cơ hội thắng cao”.

Đội còn bị nhận xét là định vị sản phẩm sai khi tạo sự khác biệt bằng cách mang lại giá trị tinh thần vốn không được khách hàng quan tâm.

Trong khi đó đội B khẳng định khi người tiêu dùng mua hàng, không chỉ mua ổ bánh mì mà họ đang trao niềm tin, gửi gắm sức khỏe cho người bán hàng. Do đó định vị sản phẩm của nhóm là bản sắc và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối tượng khách hàng hướng tới là khách du lịch.

Đội chơi phát triển thêm sản phẩm thứ hai là bánh mì chay để bắt kịp với xu thế chung của thị trường bánh mì tại Việt Nam. Tuy nhiên, ý tưởng này cũng gặp phải những lời nhận xét khá gay gắt từ ban giảm khảo. “Khách đi du lịch thường không muốn chi nhiều tiền vào việc mua một ổ bánh mì hay ly cà phê, việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng của nhóm cũng chưa chu đáo”, một chuyên gia nhận xét.

polyad

Các giám khảo thẳng thắn đưa ra đánh giá về ý tưởng, định vị thương hiệu của các đội.

Còn sản phẩm của đội C là bánh mì ếch, tập trung vào vấn đề dinh dưỡng, đánh vào khoảng trống của thị trường bánh mì tại Việt Nam. Định vị sản phẩm là bánh mì ếch đầu tiên tại Việt Nam, đội tự tin về độ mới lạ của sản phẩm là combo bánh mì và súp tráng miệng. Bánh được giao tận nơi cho khách hàng với giá chỉ 39.000 đồng một combo. Sản phẩm chỉ bán trực tuyến qua website và ứng dụng di động. Đặc biệt người tiêu dùng có thể tự chọn thành phần bánh mì theo khẩu vị. Sự độc đáo của ý tưởng kinh doanh này nhận nhiều ủng hộ của ban giám khảo.

Sau phần nhận xét, ba thí sinh Nguyễn Trần Thịnh, Nguyễn Thiện Linh Duyên và Nguyễn Hoài Thương đã phải rời khỏi chương trình. Dù dừng lại khá sớm nhưng với các thí sinh, họ đã có một bài học quan trọng từ chương trình về định vị thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp và ý tưởng.

polyad

Ba thí sinh đã bị loại trực tiếp trong tập 3 Red Bull – Chinh phục ước mơ.

“Red Bull – Chinh phục ước mơ” do Red Bull (Việt Nam), MultiMedia JSC và đơn vị tư vấn chiến lược YAN Digital phối hợp thực hiện. Chương trình phát sóng từ 1/11/2018 trên kênh YouTube của Red Bull Vietnam. Website chính thức của chương trình: www.chinhphucuocmo.com.

Nam Anh