Một thành tố quan trọng cho đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 là lực lượng lao động có thể thành công trong một nền kinh tế ngày càng có nhiều tri thức. Có những người được đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học từ lâu đã là trung tâm của năng lực sản xuất các sản phẩm tốt hơn và thông minh hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ, phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn và hiệu quả hơn trong nước, bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế.

Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ cần phải không chỉ dẫn dắt thế giới về khoa học và công nghệ, mà còn là giáo dục STEM. Ba xu hướng chính đã thúc đẩy Chính quyền tập trung cải thiện giáo dục STEM:

  • Công việc của tương lai là công việc STEM. Một báo cáo gần đây của Hội đồng cố vấn về Khoa học và Công nghệ của Tổng thống (PCAST) ước tính sẽ có một triệu sinh viên tốt nghiệp đại học STEM trong thập kỷ tới, nhiều hơn so với các ngành công nghiệp Mỹ sẽ cần. Nhu cầu về sinh viên STEM có thể cao hơn vì PCAST cũng ước tính rằng năng lực STEM đang ngày càng cần thiết cho người lao động cả trong và ngoài các nghề STEM.
  • Tiến bộ về mở rộng tiếp cận giáo dục STEM là rất quan trọng để đạt được tiềm năng đầy đủ của nước Mỹ. Phụ nữ và một số nhóm dân tộc thiểu số đang yếu thế trong các lĩnh vực STEM cụ thể, mặc dù những lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng như là một nguồn thu nhập cao. Trong khi kiếm được bằng cấp STEM là một cột mốc quan trọng trong việc theo đuổi sự nghiệp STEM, chỉ chiếm 2,2% người Mỹ gốc Phi Châu, và 3,3% người Mỹ bản địa và Alaska Natives đã có bằng đại học đầu tiên về khoa học tự nhiên hoặc kỹ thuật vào năm 24 tuổi. Trong khi phụ nữ chiếm đa số trong các trường đại học và khoảng 46% lực lượng lao động, họ chỉ chiếm dưới một phần năm người nhận bằng cử nhân trong các lĩnh vực như khoa học máy tính và kỹ thuật, và chỉ chiếm 28% công việc STEM.

Để đối phó với những xu hướng này, Tổng thống đã kêu gọi đầu tư mạnh mẽ và bền vững trong giáo dục STEM để củng cố khả năng cạnh tranh kinh tế trong tương lai.

Từ năm 2009, Chính quyền đã theo đuổi một số chiến lược chính để cải thiện giáo dục STEM: Tiến bộ trong các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng. Các mục tiêu này bao gồm nâng thứ hạng trẻ em Mỹ từ hàng giữa lên hàng đầu trong bảng xếp hạng quốc tế về khoa học và toán học, chuẩn bị 100.000 giáo viên STEM xuất sắc, tạo ra hơn một triệu sinh viên tốt nghiệp đại học STEM trong hơn một thập kỷ, và mở rộng sự tham gia và thành công trong các lĩnh vực STEM cho phụ nữ và thiểu số đại diện. Các mục tiêu này đã được kết hợp vào Giáo dục STEM Liên bang.

Kế hoạch Chiến lược 5 năm được công bố vào tháng 5 năm 2013 và đã dẫn đến các khoản đầu tư lớn của liên bang. Ví dụ, hỗ trợ cho mục tiêu 100.000 giáo viên STEM, vào năm 2014, Bộ Giáo dục đã thông báo hơn 35 triệu USD cho các khoản trợ cấp 5 năm theo STEM theo Chương trình Trợ cấp Đối tác Chất lượng. Các khoản tài trợ dạng này dự kiến sẽ là 175 triệu USD và sẽ hỗ trợ hơn 11.000 giáo viên mới, chủ yếu là trong các trường có nhu cầu STEM cao.

Bên cạnh đó, duy trì đầu tư mạnh mẽ trong giáo dục STEM và tăng cường điều phối các khoản đầu tư liên bang. Ngân sách của Tổng thống 2016 duy trì ưu tiên mạnh mẽ cho giáo dục STEM bằng cách yêu cầu 3 tỷ USD, tăng 3,8% so với mức ban hành năm 2015. Hơn nữa, Chính quyền đã có những tiến bộ để tăng cường phối hợp các chương trình giáo dục STEM.

Kết hợp việc giáo dục STEM vào chiến lược cải cách giáo dục của Chính phủ. Chính quyền đã tìm kiếm cơ hội để đưa STEM vào các nỗ lực giáo dục rộng lớn. Chẳng hạn, chương trình Race to Top của Bộ Giáo dục, Chương trình Top 4 đã cho phép các tiểu bang ưu tiên cho các đề xuất nhấn mạnh đến sự đổi mới trong giáo dục STEM. Trong ngân sách năm 2016, Tổng thống đã đề xuất một chương trình cạnh tranh trị giá 125 triệu USD tại Bộ Giáo dục để giúp các trường trung học. Sáng kiến này là một phần của lời kêu gọi rộng rãi hơn của Tổng thống về việc chuyển đổi trường trung học và sẽ tập trung nguồn lực cho các trường học như phòng thí nghiệm cho việc giảng dạy và học tập STEM tiên tiến.

NASATI (Theo STRATEGY FOR AMERICAN INNOVATION)