Đậu nành thường được ca ngợi vì lợi ích sức khoẻ của nó. Nhưng đối với nam giới, ăn đậu nành và các thực phẩm giàu chất isoflavone có thể có lợi nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến tiến triển.

Tuy nhiên, khi nói đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt không tiến triển – nghĩa là, ung thư không lan rộng ra ngoài tuyến tiền liệt – chất isoflavone trong bữa ăn dường như không gây ra các ảnh hưởng đáng kể.

Đây là những phát hiện của một nghiên cứu mới được công bố gần đây trong Tạp chí Quốc tế về Ung thư.

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới ở Hoa Kỳ, sau ung thư da.

Năm nay, ước tính có khoảng 161.360 ca ung thư tuyến tiền liệt mới sẽ được chẩn đoán ở Hoa Kỳ, và hơn 26.000 nam giới sẽ chết vì căn bệnh này.

Các nghiên cứu đã gợi ý rằng chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông. Ví dụ, năm ngoái, Medical News Today đã báo cáo một nghiên cứu liên quan đến việc ăn nhiều carbohydrate thường xuyên dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt, trong khi các nghiên cứu khác lại liên quan đến chế độ ăn kiêng với chất béo.

Nghiên cứu mới được Tiến sĩ Jianjun Zhang, Trường Y tế Công cộng Fairbanks – Đại học Indiana, Indianapolis và các đồng nghiệp tiến hành đã cho thấy việc bao gồm cả isoflavone trong chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Isoflavone và nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến

Isoflavones là một loại phytoestrogen, là các hợp chất có nguồn gốc thực vật có tác dụng tương tự như là hormone sinh dục nữ estrogen.

Các sản phẩm làm từ đậu nành – như miso, tempeh và đậu phụ – chứa hàm lượng isoflavone cao. Tiếp đến là các nguồn thức ăn khác bao gồm rễ kudzu và đậu, khoai tây.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng isoflavone có thể có tác động khác nhau đến sức khoẻ. Một số đã chỉ ra rằng các hợp chất có thể gây ung thư vú, trong khi những nhà nghiên cứu khác cho rằng chúng có thể có lợi cho một số phụ nữ bị ung thư vú.

Để tìm hiểu xem liệu isoflavone có trong chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, Tiến sĩ Zhang và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu của 27.004 nam giới tham gia thử nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, đại trực tràng và buồng trứng.

Nhóm đã xác định được 2,598 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới trong thời gian theo dõi trung bình là 11,5 năm. Trong số những trường hợp này, có 287 trường hợp bị ung thư tiền liệt tuyến tiến triển.

Là một phần của thử nghiệm, những người tham gia cũng đã hoàn thành bảng câu hỏi về tần số sử dụng thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các bảng câu hỏi để đánh giá lượng thức ăn giàu chất isoflavone mà những người đàn ông đã tiêu thụ.

So với những người không tiêu thụ đồ ăn có chứa isoflavone trong chế độ ăn uống của họ, những người tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa isoflavone được phát hiện cho thấy có nguy cơ cao phát triển ung thư tuyến tiền liệt tiên tiến, hoặc ung thư đã lan rộng từ tuyến tiền liệt đến các vị trí khác.

Từ kết quả này của họ, Tiến sĩ Zhang và nhóm nghiên cứu tin rằng việc tiêu thụ các sản phẩm chứa isoflavone trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt của nam giới.

P.T.T (NASATI), theo https://www.medicalnewstoday.com/articles/320011.php,