Cá Dìa

Nguồn gen được ví như là một trong những tài nguyên thiên nhiên tái tạo được, có tầm quan trọng đặc biệt, sánh ngang với tài nguyên đất và nước. Trong khi nhiều nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế tập trung bảo tồn nguồn gen thì ở nước ta, nhất là ở Thừa Thiên – Huế, nguồn tài nguyên di truyền này đang đứng trước thách thức do các hệ sinh thái bị phá vỡ và tốc độ tuyệt chủng của các loài động, thực vật ngày càng tăng. Thừa Thiên – Huế là một trong những địa phương có tài nguyên sinh vật đa dạng, được đánh giá là thuộc loại cao của Việt Nam và khu vực ở cả 3 mức: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng nguồn gen. Trong 4 vùng sinh thái đặc thù, Thừa Thiên – Huế có 2 hệ sinh thái được đánh giá là tiêu 2 biểu cho các hệ sinh thái tương tự của Việt Nam và khu vực là hệ sinh thái Vườn Quốc gia Bạch Mã và hệ sinh thái đầm phá Tam Giang – Cầu Hai.

Đến nay, trên hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã có 9 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích hơn 250 ha. Tại các khu khoanh vùng bảo vệ này, các địa phương trong vùng đã trồng 5.000 cây tra; thả 12.400 con tôm sú giống, 14.860 con cá dìa giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản; thả 50 rạn nhân tạo bằng chất liệu cứng, tạo sinh cảnh, nơi cư trú của các loài thủy sinh vật; giải tỏa nhiều trộ chuôm, trộ nò sáo, trộ rớ, cũng như di dời các trộ chuôm của ngư dân ra khỏi vùng bảo vệ. Việc xây dựng các khu bảo vệ thủy sản trên đầm phá Tam Giang không chỉ giúp ngư dân có thêm thu nhập từ hoạt động khai thác các nguồn lợi thủy sản, mà còn nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.

Nổi bật tại khu bảo vệ thủy sản Cồn Cát, xã Điền Hải (Phong Điền), sản lượng khai thác cá dìa (phổ biến tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai) đạt hơn ba tấn, đây cũng là lần đầu nghề nò sáo khai thác đạt sản lượng cá dìa cao như vậy. Cồn Dìm ở đầm Cầu Hai, nơi có đa dạng các loài thủy sản quý hiếm như cá ngứa (nhụ), cá đối mục, cá măng, cá dìa, cá kình là các loài bản địa, nổi tiếng.

Cá Căng

Cá Vẩu

Cá dìa, cá vẩu và cá căng là 3 loài cá nước lợ, mặn có giá trị kinh tế cao ở vùng đầm phá. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi, thịt cá thơm ngon là đối tượng mang những nét đặc trưng của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Nhu cầu tiêu thụ về các loài cá này không ngừng tăng lên, trong khi nguồn chủ yếu từ khai thác ngoài tự nhiên, nguồn lợi ngày càng suy giảm, nguy cơ suy thoái và cạn kiệt nguồn lợi đang hiện hữu. Việc phát triển khai thác và phát triển nuôi thương phẩm các đối tượng này là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Nhu cầu nuôi các đối tượng này ngày càng tăng, mà con giống thiếu tầm trọng và dựa hoàn toàn từ tự nhiên. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo 3 loài cá nước lợ cá dìa (Siganus guttatus), cá căng (Terapon jarbua) và thăm dò khả năng sinh sản cá vẩu (Caranx ignobilis), không chỉ cung cấp nguồn giống cho người nuôi, mà còn góp phần thúc đẩy công nghệ sản xuất giống các đối tượng cá nước lợ, nước mặn; nâng tầm sản xuất giống các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao của nước ta ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo góp phần nâng cao đời sống và bảo vệ sự toàn diện lãnh thổ nước nhà.

 

Xuất phát từ thực tế trên, PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thực hiện đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen cá Dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), cá Vẩu (Caranx ignobilis Forsskal, 1775), cá Căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775)” với mục tiêu nhằm nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học 03 loài cá có giá trị kinh tế của khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế Tạo ra con giống có chất lượng, từ đó, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá dìa, cá căng và bước đầu thăm dò khả năng sinh sản của cá vẩu.

Trong 04 năm (2014 – 2017) triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ quỹ gen này, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

  • Đã nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học của cá dìa, cá căng, trong đó, đã định danh phân loại bằng sinh học phân tử đối với loài cá vẩu phân bố vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, là tư liệu khoa học tốt cho các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt đối với cá vẩu.
  • Nuôi thuần dưỡng và tạo đàn được 02 loài (cá căng, cá dìa) trong điều kiện nhân tạo, đã xây dựng được quy trình thuần dưỡng và tạo đàn 3 loài (cá căng, cá dìa, cá vẩu).
  • Sản xuất thành công 300 cá căng giống (1,0 – 2,5 cm) và 51.000 cá dìa giống (2,0
  • 3,5 cm) và đã chuyển giao số lượng cá giống cho người dân xã Phú Thuận theo đơn đề nghị của địa phương.
  • Xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất giống cá căng và cá dìa.
  • Bước đầu đã nuôi vỗ thành thục cá vẩu trong điều kiện nuôi và đã thăm dò khả năng sinh sản để tiếp tục hoàn thiện quy trình.
  • Xây dựng được bộ tiêu chuẩn cơ sở cá bố mẹ cho 03 loài và 2 tiêu chuẩn cơ sở cho cá dìa giống và cá căng giống.
  • Chủ nhiệm và thành viên nhiệm vụ đã thực hiện đầy đủ các nội dung, đáp ứng đầy đủ về số lượng, khối lượng công việc, chủng loại sản phẩm khoa học các dạng (I, II, III và
  1. IV) theo đúng yêu cầu hợp đồng và thuyết minh.
  • Nhiệm vụ đã đào tạo nhiều sinh viên ngành thủy sản, 01 học viên cao học và hướng dẫn 01 nghiên cứu sinh. Nâng cao năng lực cho cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy, sinh học và sản xuất giống thủy sản của Đại học Huế.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 15161/2018) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

P.K.L (NASATI)