1) Tên nhiệm vụ: “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận rong sụn tỉnh Ninh Thuận”

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. TS. Nguyễn Khắc Lâm
  2. ThS. Nguyễn Sen
  3. ThS. Đỗ Kim Tâm
  4. KS. Nguyễn Trần Tường Vy
  5. KS. Huỳnh Minh Thông

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung

-Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận “Rong sụn Ninh Thuận” dùng cho các sản phẩm rong sụn được nuôi trồng, chế biến và kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

– Nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển nghề trồng rong sụn trên địa bàn tỉnh ngày càng có hiệu quả, góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho ngư dân ven biển.

– Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động nuôi trồng, chế biến và cung ứng sản phẩm khi được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “rong sụn Ninh Thuận”; chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với Nhãn hiệu chứng nhận “rong sụn Ninh Thuận”.

Mục tiêu cụ thể:

– Xây dựng cơ sở khoa học để xác định các tiêu chí, đặc tính cần chứng nhận của sản phẩm rong sụn (bao gồm rong tươi, rong khô) mang nhãn hiệu chứng nhận “Rong sụn Ninh Thuận”, từ đó tiến hành các thủ tục để xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

– Xây dựng được hệ thống các văn bản quản lý việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “rong sụn Ninh Thuận” phù hợp với thực tế nuôi trồng tại Ninh Thuận. Bảo đảm việc kiểm soát hoạt động nuôi trồng, bảo quản và chế biến sản phẩm theo đúng quy trình, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

– Thiết lập hệ thống tổ chức, điều kiện để quản lý nhãn hiệu chứng nhận ”Rong sụn Ninh Thuận”.

– Nhãn hiệu chứng nhận Rong sụn Ninh Thuận” được đăng ký bảo hộ, sử dụng, quản lý và khai thác có hiệu quả trên thực tế.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

– Đã tiến hành thu thập thông tin, khảo sát, thống kê và phân tích được các điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, thủy văn động lực biển, các yếu tố sinh thái và nguồn lợi thủy sinh, chất lượng nước biển ven bờ, đặc điểm sinh học rong sụn, các quy trình trồng và sơ chế bảo quản rong sụn đang thực hiện tại Ninh Thuận; nhằm xây dựng cơ sở khoa học để xác định các tiêu chí, đặc tính cần chứng nhận của sản phẩm rong sụn (bao gồm rong tươi, rong khô) mang nhãn hiệu chứng nhận “Rong sụn Ninh Thuận”;

– Xây dựng được hệ thống các văn bản phục vụ cho việc quản lý Nhãn hiệu chứng nhận “Rong sụn Ninh Thuận” phù hợp với thực tế tại địa phương và chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Thuận;

+ Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “rong sụn Ninh Thuận”. (Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-SNNPTNT ngày 14/01/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận)

+ Quy chế cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN “Rong sụn Ninh Thuận” (Ban hành kèm theo Quyết định số 25/QĐ-SNNPTNT ngày 28/01/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận)

+ Quy chế cấp và sử dụng tem, nhãn mang NHCN “Rong sụn Ninh Thuận” (Ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-SNNPTNT ngày 28/01/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận).

+ Quy chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng và khai thác NHCN (Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-SNNPTNT ngày 28/01/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Thuận)

+ Bộ tiêu chí về chất lượng sản phẩm rong sụn dùng cho Nhãn hiệu chứng nhận rong sụn Ninh Thuận

– Tổ chức thành công các buổi hội thảo

+ Hội thảo khoa học lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan quản lý, các địa phương và người trồng, kinh doanh, sơ chế bảo quản rong sụn trên địa bàn tỉnh về thiết kế hình ảnh Logo của NHCN rong sụn

+ Hội thảo lấy ý kiến về nội dung các quy chế sẽ được sử dụng trong quản lý NHCN rong sụn, có 4 quy chế được dự thảo để lấy ý kiến, đó là:

+ Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “rong sụn Ninh Thuận”.

+ Quy chế cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN “Rong sụn Ninh Thuận”

+ Quy chế cấp và sử dụng tem, nhãn mang NHCN “Rong sụn Ninh Thuận”

+ Quy chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng và khai thác NHCN

– Tổ chức tập huấn, phổ biến các Quy chế đã được góp ý và hoàn thiện cho các tổ chức và cá nhân tham gia nuôi trồng, sơ chế, chế biến và kinh doanh rong sụn đã được tập huấn và phổ biến các nội dung chủ yếu của các quy chế, đã hiểu và nhận thức được việc tham gia đăng ký sử dụng Logo, tem, nhãn NHCN “Rong sụn Ninh Thuận” là việc làm cần thiết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rong sụn, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh cây rong sụn Ninh Thuận đến tất cả các địa phương trong cả nước

– Hoàn thành việc đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của pháp luật, đã được Cục Sở hữu trí tuệ có Quyết định số 40595/QĐ-SHTT ngày 22/05/2019 chấp nhận đơn hợp lệ. Nhãn hiệu chứng nhận khi được xác lập quyền sở hữu công nghiệp góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương và tăng lợi ích kinh tế cho các nhà sản xuất, kinh doanh;

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: 

Bắt đầu: tháng 5 năm 2018.       Kết thúc: tháng 7 năm 2019

7) Kinh phí thực hiện: 269,136 triệu đồng; trong đó

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        269,136 triệu đồng

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 đồng.