Những tiến bộ trong CNTT đang mang lại sự đổi mới cho nghiên cứu khoa học. Sự phát triển của Internet đã giúp các nhà khoa học trao đổi kiến thức và phát hiện khoa học dễ dàng hơn bằng cách xuất bản kết quả nghiên cứu trực tuyến. Ngoài ra, các nhà khoa học có thể làm việc cùng nhau trực tuyến không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm.
Internet cũng khuyến khích người dân tham gia tích cực vào nghiên cứu khoa học. Nhờ những tiến bộ trong công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu có thể được tiến hành hiệu quả bằng cách tham khảo một lượng lớn thông tin học thuật được đưa ra bởi các nhà khoa học khác. Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc mà các nhà khoa học khó có thể tự mình hoàn thành. Vì vậy, chúng giúp tăng năng suất nghiên cứu. Cách các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu đã thay đổi.
Việc công bố các kết quả nghiên cứu dưới hình thức các bài báo và dữ liệu được kỳ vọng sẽ giúp tích lũy kiến thức, công bằng và minh bạch của các hoạt động nghiên cứu, nghiên cứu hợp tác và đổi mới sáng tạo. Trong thế kỷ 15, phát minh in ấn đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phổ biến thông tin, và việc công bố kết quả nghiên cứu tăng lên, qua đó thúc đẩy rất nhiều nghiên cứu khoa học. Những tiến bộ gần đây về CNTT được cho là có tác động tương tự như tác động của cuộc cách mạng in về nghiên cứu khoa học.
Những nỗ lực đã được thực hiện để tăng cường khả năng tiếp cận mở với thông tin học thuật như các bài báo học thuật và để tăng dữ liệu mở, tức là dữ liệu sẵn có miễn phí cho công chúng. Khái niệm khoa học mở bao gồm truy cập mở và dữ liệu mở. Nó mở ra một cách mới để tạo ra kiến thức, và nó có hiệu quả thúc đẩy nghiên cứu về khoa học và công nghệ. Khoa học mở cung cấp một cách mới cho nghiên cứu khoa học để đạt được những đổi mới sáng tạo.
Không chỉ các nhà khoa học, mà còn nhiều bên liên quan từ nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia vào việc đưa ra kết quả nghiên cứu. Nỗ lực thúc đẩy khoa học mở là một chủ đề được thảo luận mạnh mẽ ở nhiều nước.
Bối cảnh và các vấn đề của khoa học mở
Trong nghiên cứu khoa học, một giả thuyết được đưa ra bởi một nhà nghiên cứu cần phải được xác minh một cách hợp lý dựa trên bằng chứng, và kết luận thu được từ giả thuyết cần được các nhà khoa học khác xác nhận. Vì vậy, thật sự cần thiết cho các nhà nghiên cứu để chia sẻ những thông tin cần thiết để nhân rộng quá trình xác nhận, và các bài viết quan trọng cho mục đích này. Bằng cách công bố bài báo, các nhà nghiên cứu có thể chứng minh những đóng góp đột phá của họ. Xác lập bản thân như một nhà nghiên cứu tiên phong là động lực chính cho các nhà nghiên cứu xuất bản công trình nghiên cứu. Với sự phát triển của Internet, kho lưu trữ của máy chủ các bài báo điện tử trước khi in, chẳng hạn như arXiv, đã được cung cấp, và ngày càng nhiều nhà nghiên cứu đã phát hành bản in trực tuyến trước khi xuất bản các bài đăng trong các tạp chí hàn lâm.
Trong khi cần phải làm điều gì đó về việc tăng chi phí đăng ký các tạp chí hàn lâm, một vấn đề tranh cãi đã nảy sinh liên quan đến bản quyền của các bài báo được chia sẻ bởi các nhà nghiên cứu trên trang mạng xã hội cho các học giả như Academia.edu. Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu công khai kết quả nghiên cứu được tài trợ công cho công chúng.
Một số sáng kiến cung cấp cho công chúng sử dụng không chỉ các tài liệu học thuật, mà còn tất cả các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu. Các nỗ lực đã được thực hiện để thúc đẩy dữ liệu mở với mục đích xác minh các kết quả nghiên cứu ngày càng được ra đời bằng cách sử dụng phân tích theo hướng dữ liệu và nhằm nâng cao năng suất nghiên cứu bằng cách tái sử dụng dữ liệu miễn phí sẵn có. Dữ liệu mở cần phải được số hóa để máy tính có thể đọc được để có thể được sử dụng phân tích theo hướng dữ liệu. Dữ liệu mở hữu ích cho việc xác nhận kết quả nghiên cứu chính xác hơn trước đây, cũng như để tiết kiệm chi phí bảo trì dữ liệu bằng cách tránh sự cần thiết phải lưu trữ dữ liệu tại nhiều trang web. Do đó, sự công bằng và minh bạch của nghiên cứu khoa học sẽ được đảm bảo. Theo đó, cần phát triển các hệ thống để đánh giá chất lượng và công bố dữ liệu dựa trên quy trình bình duyệt trong diễn đàn giống như đối với các tài liệu nghiên cứu.
Vì tầm quan trọng của dữ liệu cho các nhà nghiên cứu ngày càng tăng, năm 2014 các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo đã phát triển phần mềm để phát hiện thao tác hình ảnh và đạo văn trong các tài liệu nghiên cứu. Phần mềm này được coi là một hình thức kinh doanh mới, và đã được tạo ra như là kết quả của những thay đổi được nêu ở các phần trên trong việc phân phối thông tin học thuật. Đồng thời, nỗ lực tăng dữ liệu mở và truy cập mở đã tạo ra những thay đổi trong các doanh nghiệp liên quan đến nghiên cứu, bao gồm cả việc xuất bản các tạp chí hàn lâm.
Thực tế là các nhà nghiên cứu đóng góp vào việc tạo ra và đối chiếu dữ liệu trong các thí nghiệm quy mô lớn bị đánh giá thấp. Thông thường, các tài liệu học thuật là cơ sở để đánh giá những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số hệ thống cần thiết để các nhà nghiên cứu có thể được đánh giá trên cơ sở đóng góp của họ cho dữ liệu nghiên cứu. Tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả nghiên cứu cũng đang thu hút sự chú ý ngày càng tăng vì sự cần thiết phải thúc đẩy nghiên cứu cạnh tranh toàn cầu cũng như đảm bảo phân bổ thích hợp các quỹ nghiên cứu cạnh tranh. Nỗ lực nhằm đa dạng hóa các phương pháp đánh giá dự kiến sẽ khuyến khích các nhà nghiên cứu và các hoạt động nghiên cứu khác nhau như theo đuổi các hợp tác trực tuyến, thay vì tập trung vào việc viết các bài báo. Gần đây, altmetrics, một bộ chỉ số tác động mới, đã được phát triển. Altmetrics được sử dụng để đo lường tác động của các kết quả nghiên cứu được công bố, bao gồm các tài liệu học thuật, từ các góc độ khác nhau. Ví dụ, tác động xã hội của một bài báo có thể được xác định ngay lập tức trên cơ sở trích dẫn trên phương tiện truyền thông xã hội như Twitter. Altmetrics được kỳ vọng sẽ bổ sung cho các chỉ số dựa trên trích dẫn truyền thống. Năm 2012, PLoS ONE, một tạp chí truy cập mở, bắt đầu liệt kê các chỉ số đánh giá tác động dựa trên altmetrics, ngoài tác động trích dẫn thông thường và số lượng tải xuống cho mỗi bài báo mà tạp chí cung cấp trực tuyến.
Trong một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2011, 84% các nhà nghiên cứu được khảo sát cho biết họ hy vọng sẽ sử dụng dữ liệu được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu khác nếu các dữ liệu đó có thể dễ dàng truy cập. Tuy nhiên, chỉ có 36% các nhà nghiên cứu được khảo sát đưa ra các dữ liệu chưa được xử lý cho các nhà nghiên cứu khác. Cơ sở hạ tầng cần được phát triển để giúp các nhà nghiên cứu cung cấp dữ liệu của họ một cách an toàn. Cơ sở hạ tầng như vậy bao gồm một hệ thống dựa trên một chiến lược mở hoặc đóng phù hợp, và các ưu đãi cho việc cung cấp dữ liệu nghiên cứu.
Phát triển cơ sở hạ tầng khoa học mở
Khi tiếp cận mở với kết quả nghiên cứu được thực hiện để đáp ứng nhu cầu của các nhà nghiên cứu và các bên liên quan, số lượng thông tin khổng lồ sẵn sàng cung cấp sẽ tăng cường KH,CN và Đổi mới. Các nghiên cứu đã được nâng cao để hỗ trợ thúc đẩy các phương pháp nghiên cứu mới.
Tháng 1/2004, các bộ trưởng khoa học và công nghệ của các nước thành viên OECD đã đồng ý với Tuyên bố cấp Bộ trưởng về tiếp cận dữ liệu nghiên cứu từ tài trợ công. Dựa trên Tuyên bố cấp Bộ trưởng, OECD đã xây dựng các nguyên tắc và hướng dẫn tiếp cận dữ liệu nghiên cứu từ tài trợ công vào tháng 12/2006. Tháng 6/2013, các Bộ trưởng Khoa học G8 đã gặp và đồng ý rằng dữ liệu nghiên cứu khoa học mở – dữ liệu nghiên cứu khoa học được tài trợ công nói riêng – có thể truy cập dễ dàng và có thể sử dụng được. Vào tháng 5/2013, Hội đồng Nghiên cứu Toàn cầu (GRC) đã thông qua Kế hoạch Hành động hướng tới việc Truy cập Mở cho tới Ấn phẩm như một tài liệu động (được chỉnh sửa và cập nhật liên tục). GRC là một diễn đàn trên mạng bao gồm những người đứng đầu các cơ quan tài trợ khoa học và kỹ thuật từ khắp nơi trên thế giới. Trong bối cảnh như vậy, RDA (Liên minh dữ liệu nghiên cứu) và ICSU-WDS (Hệ thống dữ liệu thế giới) đã và đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về dữ liệu nghiên cứu mở.
Dựa trên những nỗ lực khác nhau cho dữ liệu nghiên cứu mở, nhiều quốc gia hiện đang sắp xếp cho việc thúc đẩy khoa học mở. Ví dụ, trong năm 2011, Quỹ khoa học quốc gia (NSF) bắt đầu yêu cầu tất cả những người nộp đơn xin NSF nộp một Kế hoạch quản lý dữ liệu bao gồm dữ liệu, bài viết, mẫu, bộ sưu tập vật lý, phần mềm, mô hình hoặc các tài liệu khác được tạo ra trong quá trình đề xuất dự án nghiên cứu. Tại Đức, Luật Bản quyền đã được sửa đổi vào năm 2013. Căn cứ vào sửa đổi, tác giả của bất kỳ tác phẩm khoa học nào được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học được tài trợ công và được xuất bản theo định kỳ, được bảo lưu quyền công bố trực tuyến bản thảo được chấp nhận sau 12 tháng kể từ ngày xuất bản lần đầu. Quyền này cũng được bảo lưu trong trường hợp chuyển giao bản quyền hoàn chỉnh cho nhà xuất bản.
Tháng 12/2014, Văn phòng Nội các Nhật bản đã bắt đầu nghiên cứu khoa học mở theo các khuynh hướng toàn cầu trong khoa học mở và kết quả được tóm tắt thành báo cáo vào tháng 3 năm 2015. Báo cáo đã nêu rõ quan điểm cơ bản của chính phủ Nhật Bản về thúc đẩy khoa học mở, nói rằng Nhật Bản sẽ thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng các kết quả của nghiên cứu được tài trợ công khai. Dựa trên báo cáo, Hội đồng Khoa học Nhật Bản đã điều tra và cân nhắc về các thỏa thuận mà giới khoa học của Nhật Bản nên làm cho khoa học mở. Các cuộc thảo luận tích cực về khoa học mở đã được thực hiện bởi các tổ chức chính phủ. Ví dụ, Ủy ban Thông tin Khoa học thuộc Phân ngành Khoa học, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (CST), đã kiểm tra quyền truy cập mở vào các bài báo khoa học và dữ liệu được sử dụng trong các bài viết này. Để theo dõi sự tiến trình của những nỗ lực của các bộ, cơ quan và các tổ chức liên quan của chính phủ, Văn phòng Nội các đã triệu tập Hội đồng chuyên gia theo dõi về khoa học mở vào tháng 7/2015 để xem xét các vấn đề cụ thể liên quan đến việc phát hành và truy cập mở , cũng như lưu trữ dữ liệu đó.
Là một phần của các biện pháp thúc đẩy truy cập mở vào các bài báo khoa học, vào năm 2013, MEXT bắt đầu hỗ trợ phát triển các tạp chí truy cập mở theo Chương trình Hỗ trợ tài trợ cho nghiên cứu khoa học. JST đã đưa vào hoạt động J-STAGE (Cơ quan Thông tin Khoa học và Công nghệ Nhật Bản), một nền tảng giúp các tổ chức học thuật ở Nhật Bản xuất bản các tạp chí điện tử của họ. Hơn nữa, Viện Tin học Quốc gia (NII) đã và đang cung cấp một nền tảng chung và các dịch vụ khác nhau để khuyến khích các trường đại học xây dựng và vận hành kho lưu trữ của chính họ và thúc đẩy phân phối nội dung số học thuật.
Khoa học mở có tác động tích cực to lớn đến nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, sự tiến bộ trong tương lai của CNTT có thể thay đổi cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học. Để tạo ra môi trường nghiên cứu thú vị và hiệu quả hơn đối với kỷ nguyên mới, nhiều hành động tích cực cần được thực hiện khi đối mặt với các xu hướng mới trong nghiên cứu khoa học. Vì mục đích đó, điều quan trọng là đảm bảo sự hiểu biết của các nhà nghiên cứu về tầm quan trọng của các hành động đó và tranh thủ sự hợp tác của những người khác có liên quan. Phương pháp chủ động là rất cần thiết để khám phá những cách thức nghiên cứu khoa học nên được tiến hành trong tương lai.
NASATI (Theo Future Services & Societal Systems in Society 5.0)