Ở nước ta, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Xu hướng chăn nuôi với quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới về giống, thức ăn, thuốc thú y và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đã làm tăng quy mô cũng như chất lượng đàn gia cầm. Quy mô chăn nuôi công nghiệp giúp cung cấp và đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm trong nước và còn có khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng thịt gia cầm được nuôi theo phương thức công nghiệp không chắc thịt, thơm ngon. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tìm đến các loại thực phẩm sạch, chất lượng thịt thơm ngon tăng cao. Trong các loại thịt gà cung cấp trên thị trường, gà thả vườn hoặc thả đồi do thời gian nuôi kéo dài nên thịt gà có vị thơm, chắc phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam. Vì thế, trong những năm gần đây mô hình chăn nuôi gà thả vườn đã và đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước. Một số địa phương đã xây dựng được thương hiệu gà thả vườn có chất lượng thịt chắc, thơm ngon như Gà đồi Yên Thế ở Bắc Giang, Gà đồi Chí Linh, Hải Dương… bước đầu đã mang lại hiệu quả cao cho nhiều hộ chăn nuôi gà thả vườn khu vực phía Bắc. Chăn nuôi gà ta thả vườn không khó nhưng để nuôi gà thả vườn thành công mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu đòi hỏi người chăn nuôi phải được trang bị kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi, đặc biệt là những hiểu biết về bệnh của đối tượng gà nuôi theo phương thức thả vườn.
Trên thực tế, chăn nuôi gà theo phương thức thả vườn gặp phải một số vấn đề khó khăn như dịch bệnh, giá gà thịt bấp bênh… làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm do Histomonas meleagridis trên gà thả vườn là một bệnh ký sinh tr ng mới xuất hiện trên nh ng đàn gà nuôi thả vườn thời gian gần đây. Histomonas meleagridis ký sinh chủ yếu ở manh tràng và nhu mô gan, gây hoại tử, xuất huyết niêm mạc manh tràng và gan làm rối loạn chức năng hoạt động của gan. Gà bị bệnh có triệu chứng ủ rũ, x lông, giảm ăn, phân loãng màu vàng (màu lưu huỳnh); bệnh còn có tên gọi khác là bệnh đầu đen do đặc điểm này. Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng gà chết kéo dài, tỷ lệ chết lên tới 80-85% gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Hiện nay bệnh đã xảy ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, ở nước ta nghiên cứu về bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở gà còn rất hạn chế. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào đầy đủ về bệnh, đặc biệt về quy trình chẩn đoán, phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ, cùng phối hợp với Cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Văn Thọ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm (Histomonosis) ở gà nuôi thả vườn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam và giải pháp phòng chống”. Nhằm mục tiêu nghiên cứu xác định một số đặc điểm triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, dịch tễ cũng như xây dựng được quy trình chẩn đoán chính xác và phòng, trị bệnh hiệu quả, dễ áp dụng trong thực tiễn nhằm phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời bảo vệ sức khoẻ đàn gà nuôi thả vườn, nâng cao kinh tế cho người chăn nuôi.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài thu được những kết quả như sau:
1. Gà mắc bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm có biểu hiện ủ rũ, lông xù, thân gầy, giảm ăn và uống nhiều nước (85,31%), gà sốt trên 43 độ C (74,38%). Triệu chứng đặc trưng của bệnh là gà tiêu chảy, phân có màu vàng (màu lưu huỳnh) chiếm tỷ lệ 85,31%. Bệnh tích đại thể thấy rõ nhất ở manh tràng và gan. Gan sưng, trên bề mặt xuất hiện nhiều đám hoại tử. Manh tràng căng phồng, thành manh tràng bị viêm hoại tử nặng. Chất chứa trong lòng manh tràng đóng kén. Bệnh tích vi thể ở tổ chức manh tràng và gan thoái hóa, hoại tử và có nhiều tế bào viêm, có đơn bào (100%). Gà mắc bệnh do Histomonas meleagridis số lượng hồng cầu giảm, chỉ còn 1,79 ± 0,16 triệu/µl. Số lượng bạch cầu ái toan và bạch cầu đa nhân trung tính tăng so với gà khoẻ, trung bình là 25,11 ± 0,47 nghìn/µl.
2. Gà mắc bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm ở cả 4 m a trong năm, nhưng tập trung vào vụ Xuân – Hè (tỷ lệ nhiễm chiếm 89,46%). Gà nhiễm bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm cao nhất ở gà 3 đến 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm là 92,42%; gà trên 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 84,80%, có xu hướng nhiễm giảm thấp. Gà mắc bệnh ở các quy mô chăn nuôi khác nhau, tỷ lệ gà nhiễm bệnh cao nhất ở quy mô trên 1000 gà là 85,67%.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm bằng kỹ thuật PCR cho kết quả rất chính xác (trên 90%), ở mọi giai đoạn gà mắc bệnh. Phương pháp soi kính hiển vi chất chứa manh tràng phát hiện Histomonas meleagridis nên sử dụng khi gà bệnh còn sống và gà nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu. Phương pháp ELISA xác định sự lưu hành kháng thể kháng Histomonas meleagridis sau khi tiếp xúc với mầm bệnh với độ chính xác cao (88-90%)
4. Loài đơn bào ký sinh gây bệnh cho gà thả vườn tại 4 tỉnh phía Bắc là Histomonas meleagridis.
5. Sử dụng nước vôi Ca(OH)2 0,5%, liều 1lit/m2, 2 ngày trước khi thả gà vào vườn nuôi cho hiệu quả phòng bệnh 100%, không thấy bệnh tái phát. Biện pháp cuốc lật đất bề mặt vườn nuôi sâu 15cm, 2 tuần trước khi thả gà vào vườn nuôi cho hiệu quả phòng bệnh 100% không thấy bệnh tái phát. Thuốc Levamisole cho hiệu lực tẩy giun kim cao, ở thực nghiệm là 96,17% và trên thực địa là 89,77%.
6. Thuốc Toltrazuril kết hợp Tylosin, Vitamin C và bột tỏi, thời gian điều trị 3 ngày cho hiệu lực điều trị là 83,13%, nhưng chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh. Thuốc Sulfadimethoxine kết hợp Tylosin, Vitamin C và bột tỏi, thời gian điều trị 5 ngày cho hiệu quả điều trị là 78,82%.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15296/2018) tại Cục Thông tin KHCNQG.