Phát triển kinh tế đêm (KTĐ) đã trở thành xu hướng tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay và là một động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của các quốc gia phát triển đã gặp giới hạn trần về tăng trưởng như các quốc gia ở châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ…

Mặc dù vậy, cho đến nay ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế đêm, đặc biệt là trong lĩnh vực của ngành Công Thương. Quản lý nhà nước về kinh tế đêm cũng còn nhiều bất cập nên hiệu quả của phát triển kinh tế đêm chưa cao. Do đó, Việt Nam cần phải có đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện về quy mô, độ lớn và tiềm năng phát triển KTĐ trên pham vi cả nước và đối với từng địa phương có các tiềm năng và lợi thế phát triển như hiện nay để có thể đưa ra được tầm nhìn, quan điểm và định hướng về lựa chọn, xác định mô hình phát triển KTĐ phù hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng, đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển, nhu cầu của thị trường và thúc đẩy phát triển bền vững; trên cơ sở đó, xác lập được khung khổ chính sách và pháp luật phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển KTĐ; đồng thời, hạn chế được những bất cập, rủi ro có thể phát sinh.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Vụ Kế hoạch trực thuộc Bộ Công Thương cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Vũ Thị Lộc thực hiện “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam trong lĩnh vực ngành Công Thương” với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam trong lĩnh vực Công Thương.

Thuật ngữ kinh tế đêm còn khá mới đối với Việt Nam. Trong phạm vi hiểu biết của nhóm nghiên cứu, cho đến nay cả ở trong và ngoài nước chưa có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế đêm ở Việt Nam, đặc biệt là kinh tế đêm trong lĩnh vực Công Thương. Một số nghiên cứu tiêu biểu trong nước về kinh tế đêm ở nước ta chủ yếu là các bài báo đăng trên các trang điện tử hoặc các nghiên cứu về phát triển du lịch đêm – hoạt động chủ yếu của kinh tế đêm.

Phát triển kinh tế đêm (KTĐ) đã trở thành xu hướng tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay và là một động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của các quốc gia phát triển đã gặp giới hạn trần về tăng trưởng như các quốc gia ở châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Mô hình KTĐ đặc biệt phát triển ở các khu vực tập trung dân số đông như các đô thị, các khu du lịch, đây cũng được xem là một phần của kết quả đô thị hóa đối với các thành phố trên thế giới, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó có Việt Nam.

Phát triển kinh tế đêm trong lĩnh vực Công Thương không chỉ có đóng góp đối với phát triển ngành du lịch mà còn có đóng góp quan trọng trọng việc kích cầu tiêu dùng, gia tăng các hoạt động mua sắm, tiêu dùng hàng hóa của dân cư và du khách.

Mặc dù vậy, cho đến nay ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế đêm, đặc biệt là trong lĩnh vực của ngành Công Thương. Quản lý nhà nước về kinh tế đêm cũng còn nhiều bất cập nên hiệu quả của phát triển kinh tế đêm chưa cao. Do đó, cần có nghiên cứu và đánh giá đầy đủ, toàn diện về quy mô, độ lớn và tiềm năng phát triển KTĐ trong lĩnh vực Công Thương trên pham vi cả nước và đối với từng địa phương có các tiềm năng và lợi thế phát triển như hiện nay để có thể đưa ra được tầm nhìn, quan điểm và định hướng về lựa chọn, xác định mô hình phát triển KTĐ trong lĩnh vực Công Thương phù hợp với điều kiện của Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng, đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển, nhu cầu của thị trường và thúc đẩy phát triển bền vững; trên cơ sở đó, xác lập được khung khổ chính sách và pháp luật phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển KTĐ trong lĩnh vực Công Thương; đồng thời, hạn chế được những bất cập, rủi ro có thể phát sinh.

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam trong lĩnh vực Công Thương” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, vừa để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững của kinh tế đêm ở nước ta, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, vừa phù hợp với thực tiễn và bối cảnh phát triển mới của đất nước, nhất là trong bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18768/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Đ.T.V (NASATI)  vista.gov.vn