Liên minh châu Âu (EU) là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới với hơn 500 triệu dân, sức mua lớn và nhu cầu ổn định. Dù cho kinh tế phục hồi chậm sau các đợt khủng hoảng nhưng nhu cầu với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng ở các quốc gia trong Liên minh châu Âu không ngừng gia tăng. Những năm qua, EU luôn là thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang EU cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2016.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA được dự báo là sẽ mở ra những cơ hội mới cho Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng khi có tới 99% hàng hóa vào thị trường này được hưởng mức thuế suất bằng 0% khi quá trình dỡ bỏ thuế quan được bắt đầu từ năm 2018. ên cạnh những cam kết về thuế quan, EVFTA cũng là một hiệp định toàn diện, có mức độ cam kết cao, hứa hẹn giúp doanh nghiệp hai bên khai thác nhiều tiềm năng, lợi thế nhằm tăng mạnh về thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên EU trong thời gian tới. Vì vậy, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào l nh vực chế biến nông sản để xuất khẩu sang thị trường EU.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.  ác mặt hàng nông sản khi  nhập khẩu vào thị trường châu Âu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về truy xuất nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, EU còn áp dụng nhiều quy định về nhập khẩu hàng hóa như: cấm nhập khẩu với các loại hàng hóa độc hại, giấy phép nhập khẩu áp dụng với một số hàng hóa như ngũ cốc, hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch, luật chống bán phá giá, giấy chứng nhận kiểm dịch, nhất là đối với hoa quả tươi… cũng như các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với x hội và môi trường, các chứng ch  về thương hiệu và thương hiệu  quốc gia.

 

Trong khi đó, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu vẫn là hàng hóa nguyên liệu hay sơ chế, chưa có giá trị gia tăng cao, nguồn cung cho hàng hóa xuất khẩu chưa đảm bảo khối lượng và chất lượng do sự manh mún trong sản xuất, diện tích trồng cây nguyên liệu nhỏ lẻ, sản lượng thấp, thiếu phương thức canh tác tiên tiến và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, khả năng ñáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, nhất là những thị trường có quy ñịnh nghiêm ngặt như EU còn rất hạn chế…

Từ những phân tích trên, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)” do ThS. Hoàng Thị Vân Anh, Viện Nghiên cứu hiến lược, hính sách ông Thương làm chủ nhiệm là cần thiết và có ý ngh a đối với thực tiễn phát triển xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu hiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Liên minh châu Âu (EU là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới với hơn 500 triệu dân, sức mua lớn và nhu cầu ổn định. ù cho kinh tế phục hồi chậm sau các đợt khủng hoảng nhưng nhu cầu với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở các quốc gia trong Liên minh châu Âu không ngừng gia tăng. Thực tiễn xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU cho thấy, EU là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản quan trọng của Việt Nam và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang EU cao nhất trong giai ñoạn 2012

  • Tuy nhiên, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới, đặc biệt khi EVFTA đ được  ký kết và dự kiến sẽ có hiệu lực thực thi năm 2018.

Đề tài đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

  • ưa ra bức tranh tổng quan nghiên cứu thị trường hàng nông sản ó thể thấy, là khu vực đứng đầu thế giới về xuất khẩu cũng như nhập khẩu nông sản, thực phẩm, EU chiếm vị trí quan trọng trên thị trường nông sản thế giới. Theo số liệu của ộng đồng châu Âu, sản xuất nông nghiệp của EU đạt tổng sản lượng khoảng 411 tỷ Euro, tương đương 3,7% giá trị tổng sản lượng của EU năm 2015. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp có phần suy giảm trong những năm qua do những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và thời tiết bất lợi đối với nhiều loại cây trồng. Vì vậy, Liên minh châu Âu có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ cao đối với các loại nông sản, đặc biệt là rau tươi và trái cây nhiệt đới.
  • Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam đ hoàn tất và quá trình phê chuẩn sẽ tiếp tục được tiến hành để FTA này dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2018. Trong đó, hàng nông thuỷ sản được đánh giá là nhóm hàng được hưởng nhiều lợi ích khi thực hiện EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. ối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường, và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp , EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan.

 

  • EU là thị trường xuất khẩu nông sản, thủy sản quan trọng của Việt Nam và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang EU cao nhất trong giai đoạn 2012 – 2016. Tuy nhiên, để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu thời gian tới khi mà thực hiện EVFTA thì bên cạnh những tác động từ việc giảm thuế, hàng nông sản Việt Nam sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường
  • Thị trường hàng nông sản EU thời gian tới chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ yếu là triển vọng tăng trưởng kinh tế, giá năng lượng, xu hướng tăng trưởng dân số và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng cũng như một số ch tiêu kinh tế v mô khác. Khi FTA VN- EU có hiệu lực thực thi, hàng nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Và để khai thác hiệu quả từ FTA mang lại cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nói chung và sang thị trường EU nói riêng, Việt Nam cần thực hiện mạnh mẽ các giải pháp về cải thiện nguồn cung nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, cải thiện cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản, tăng cường khả năng đáp ứng các quy ñịnh của thị trường nhập khẩu EU, đặc biệt là các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 15181/2017) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

P.K.L (NASATI)