Cây cao su – Hevea brasiliensis là cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc trồng cao su ở Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là một cam kết nông nghiệp quan trọng. Cây cao su đòi hỏi dinh dưỡng đủ để có thể tăng trưởng và duy trì năng suất tốt. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời kỳ chưa trưởng thành của cây cao su có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng phân bón tối ưu. Cũng trên cây cao su trưởng thành, việc sử dụng phân bón có thể cải thiện năng suất mủ lên tới 15-30%.

Trong những năm gần đây, nhiều chủng vi khuẩn có khả năng cố định nitơ tự nhiên sống nội sinh trong rễ, thân, lá của những cây không thuộc cây họ đậu (ví dụ: lúa, mía, bắp, cọ, dứa v.v… đ và đang được nghiên cứu phân lập tuyển chọn và ứng dụng. Tại Việt Nam, từ trước đến nay canh tác cây cao su chủ yếu phụ thuộc vào phân bón đạm vô cơ. Tuy nhiên việc lạm dụng phân đạm vô cơ không những làm cây cao su dễ mẫn cảm với dịch hại, giảm năng suất, giảm hiệu quả kinh tế còn còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. hính vì vậy, nghiên cứu và ứng dụng các chủng vi khuẩn có khả năng cố định nitơ sẽ góp phần đáng kể cho việc giảm chi phí đầu tư và giảm ô nhiễm môi trường trong canh tác cây cao su.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, cùng với ưu thế của một cơ quan sở hữu các thiết bị chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong ứng dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15N để nghiên cứu mối quan hệ giữa đất – phân bón – cây trồng, đề tài: “Tuyển chọn và khảo sát ảnh hưởng của vi khuẩn cố định đạm lên cây cao su, sử dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15” do ThS. oàn Phạm Ngọc Ngà, hiện đang công tác tại Trung tâm Hạt nhân TP.H M cùng các đồng nghiệp thực hiện sẽ kết hợp sự chính xác của kỹ thuật đánh dấu đồng vị 15N với phương pháp canh tác truyền thống nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc tuyển chọn các chủng vi khuẩn cố định nitơ tiềm năng kích thích sự tăng trưởng của cây cao su giai đoạn vườn ươm đồng thời góp phần tạo nên cơ sở liệu cho việc xây dựng chế độ phân bón (urê và vi khuẩn cố định đạm) thực sự hiệu quả cho cây cao su giai đoạn vườn ươm. Mục tiêu của đề tài là nhằm tuyển chọn chủng vi khuẩn cố định đạm nội sinh, chuyển vi khuẩn cố định đạm vào cây cao su và đánh

 

giá ảnh hưởng của chúng đối với hiệu quả sử dụng phân urê bằng kỹ thuật đánh dấu động vị 15N.

Sau đây là một số kết quả nổi bật mà đề tài thu được:

  • Tất cả 16 dòng vi khuẩn nội sinh phân lập từ mẫu rễ cây cao su thu từ ình Phước,

ồng Nai, ình ương và Tây Ninh thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, phần lớn có dạng hình que và di động;

  • Tất cả 16 dòng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng tổng hợp NH4 + trong đó, ở 2 ngày nuôi cấy có 9/16 dòng đạt hàm lượng NH4 + từ 0,6 – 1,71 mg/L;
  • Tất cả 16 dòng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng có hoạt tính khử C2H2 hay hoạt tính nitrogenase trong đó 5/16 dòng đạt từ 0,056 – 0,749 µmol/m L khí/24 giờ;
  • Qua kết quả nghiên cứu và sàng lọc, đề tài chọn được 4 dòng VKNS có triển vọng có khả năng tổng hợp NH4 + và có hoạt tính nitrogenase cao gồm: Enterobacter asburiae, Stenotrophomonas maltophilia, Bacillus safensis và Rhizobium
  • Ở mức bón 2,27g urê, acillus safensis và Rhizobium freirei là 2 dòng có %N HTKK cao nhất đạt 31,67 – 32,78% tương ứng hàm lượng N HTKK đạt 11,50 kgN/ha và 12 kgN/ha. Ở mức bón 4,55g urê Stenotrophomonas maltophilia và Enterobacter asburiae có %N HTKK cao nhất đạt 31,72 – 36,19% tương ứng hàm lượng N HTKK đạt 12,86 kgN/ha và 15,56 kgN/ha. Mức bón từ 6,82 – 9,1g urê giảm mạnh %N HTKK ở tất cả 4 dòng.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (Mã số 15108/2018) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

P.K.L (NASATI)