Áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo dẫn đến tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2, các bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu trên chuột từ Học viện Karolinska Institutet ở Thụy Điển cho thấy rằng có thể loại bỏ tác hại của chế độ ăn nhiều chất béo bằng cách giảm mức apolipoprotein CIII (apoCIII), một chất điều chỉnh quan trọng của quá trình chuyển hóa lipid. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.
Nồng độ apoCIII của protein tăng lên có liên quan đến bệnh tim mạch, kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2. Nhóm ghiên cứu đã chỉ ra rằng apoCIII tăng ở phần tiết hormone của tuyến tụy, các tiểu đảo tụy (Langerhans), song song với sự phát triển của kháng insulin và bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu tương tự được thử nghiệm trên hai nhóm chuột được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo từ 8 tuần tuổi và nhóm chuột kiểm soát theo chế độ ăn bình thường. Nhóm theo chế độ ăn nhiều chất béo được điều trị antisense (ASO) sau 10 tuần ăn kiêng để giảm mức apoCIII, và nhóm còn lại đã được điều trị bằng ASO ngay từ đầu do đó ngăn ngừa sự gia tăng apoCIII.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu – Ismael Valladolid-Acebes, trợ lý giáo sư tại Khoa Y học Phân tử và Phẫu thuật, Viện Karolinska, cho biết: “Sau thời gian 10 tuần, tất cả số chuột ở nhóm thứ nhất đều béo phì, kháng insulin và gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, sau khi điều trị ASO, vẫn thực hiện chế độ ăn nhiều chất béo, chuyển hóa glucose bình thường, về cả cân nặng và hình thái gan”.
Trong nhóm được điều trị bằng ASO trực tiếp ngay từ đầu, sự phát triển của rối loạn chuyển hóa đã được ngăn chặn, và những con vật có thành phần cơ thể và sự trao đổi chất giống như chuột ở nhóm kiểm soát theo chế độ ăn bình thường. Các cơ chế tác động cơ bản của việc điều trị hạ apoCIII liên quan đến việc tăng hoạt tính của enzym lipase và sự hấp thu lipid qua trung gian thụ thể đến gan. Các axit béo được chuyển bằng quá trình oxy hóa axit béo đến quá trình sinh hóa trong gan được gọi là con đường sinh xeton và sau đó được chuyển đổi thành xeton được sử dụng để sản xuất nhiệt trong mô mỡ nâu.
Tác giả nghiên cứu Lisa Juntti cho biết: “Do đó, chúng tôi có thể chứng minh rằng việc giảm mức apoCIII, mặc dù vẫn tiếp tục áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo, không chỉ bảo vệ chống lại mà còn đảo ngược các rối loạn chuyển hóa do chất béo gây ra bằng cách thúc đẩy tăng độ nhạy insulin tổng thể – Berggren”.
Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2021-03-metabolic-derangements-high-fat-diet.html,