SoPa (viết tắt của Society Pass) là nền tảng quản lý đơn hàng trực tuyến dành cho các chủ doanh nghiệp F&B. Trong bối cảnh các nền tảng giao nhận thức ăn thu phí hoa hồng quá cao, cộng với chi phí thuê mặt bằng và trả lương cho nhân viên, ngày càng có nhiều nhà hàng buộc phải đóng cửa, SoPa cung cấp cho các nhà hàng một giải pháp công nghệ tối ưu và tiết kiệm chi phí hơn.

Chính thức ra đời năm 2019 sau khi sát nhập với #HOTTAB, một nhà cung cấp dịch vụ P.O.S đa ngữ và giải pháp máy tính bảng cho các doanh nghiệp F&B, SoPa cung cấp nền tảng miễn phí để các chủ doanh nghiệp F&B có thể trực tiếp quản lý các đơn hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, SoPa còn cung cấp một nền tảng khách hàng thân thiết dành cho người tiêu dùng, nơi họ có thể tích luỹ hoặc đổi điểm Society (Society Points), với giá trị chung, có thể áp dụng tại bất kỳ nhà hàng/doanh nghiệp đối tác nào.

Với chương trình tích điểm trung thành được xem là dịch vụ cốt lõi của mô hình, SoPa đang tận dụng hiệu ứng mạng (network effect) như chiến lược tiếp thị và phát triển doanh nghiệp của mình. Với sứ mệnh trao quyền để các doanh nghiệp F&B có thể nắm quyền kiểm soát dòng tiền của họ hơn, SoPa đã biến các đối tác (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ — SMEs)  trở thành đại sứ thương hiệu cho chính mình. Thay vì đốt tiền vào các chương trình ưu đãi cho dịch vụ giao nhận, SoPa dùng ngân sách của mình để đầu tư phát triển những yếu tố tạo nên sự khác biệt: chương trình khách hàng thân thiết và tính năng trò chuyện trực tuyến.

Sự thành công của SoPa đến từ mối lương duyên giữa Dennis Nguyễn, một nhà đầu tư mạo hiểm có tiếng tại Đông Nam Á và Trung Quốc đại lục, người luôn nung nấu ra một nền tảng phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp F&B và mang đến chương trình tích điểm cho khách hàng trung thành và Sanjeev Sapkota, nhà sáng lập của #HOTTAB và đồng thời là Giám đốc chiến lược của SoPa.

Với #HOTTAB, từ ý tưởng ban đầu là về một ứng dụng cho phép những người lưu trú tại khách sạn có thể đặt thức ăn tại phòng bằng ngôn ngữ tuỳ chọn giúp các đơn vị dịch vụ lữ hành tiết kiệm chi phí lương cho một nhân viên thành thạo nhiều ngôn ngữ., sau đó #HOTTAB phát triển thành một đơn vị chuyển cung cấp phần mềm quản lý bán hàng P.O.S cho các nhà hàng.

Sự sát nhập giữa SoPa và #HOTTAB nhằm tạo ra một nền tảng giúp tái định nghĩa quan hệ khách hàng và ứng dụng dữ liệu trong ngành F&B.

Chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp

Thay vì thu thu 25-30% hoa hồng như các ứng dụng giao thức ăn hiện nay đang thực hiện thì SoPa  miễn phí cho các nhà hàng khi có khách đặt đồ ăn và giao nhận, và chỉ thu phí cho những dịch vụ bổ sung mà SoPa cung cấp trên nền tảng của mình. Nhờ thế, SoPa hỗ trợ các nhà hàng có được doanh thu và lợi nhuận tốt hơn để trả tiền thuê mặt bằng và lương cho nhân viên.

Triết lý kinh doanh của SoPa là cả hai cùng tồn tại và phát triển, dù trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra bởi SMEs là xương sống của nền kinh tế Việt Nam và sứ mệnh của SoPa là hỗ trợ hệ sinh thái SMEs. Có như vậy thì nền kinh tế mới tiếp tục phát triển được.

Hiện tại, SoPa đang sở hữu cơ sở dữ liệu bao gồm 15.000 cửa hàng trên hệ thống và ứng dụng máy P.O.S, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management), cũng như các sản phẩm phân tích dữ liệu/(CRM) của #HOTTAB nhằm tạo ra lợi nhuận cho các cửa hàng và SoPa. Và một phần chi phí chiết khấu mà nhà hàng tiết kiệm khi sử dụng SoPa sẽ được chia sẻ lại với khách hàng dưới dạng Society Points.

Một thế mạnh nữa của SoPa nữa là giúp các chủ doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu khách hàng và trình bày nó theo cách dễ hiểu nhất nhằm giám sát được mức độ hài lòng của họ, giữ chân khách hàng thân thiết và tri ân họ bằng cách tặng điểm tích lũy.

SoPa sẽ liên lạc với cửa hàng và thông báo cho họ biết khách hàng này đã ăn tối tại cửa hàng 20 lần trong tháng qua, họ đặt gì và chi tiêu bao nhiêu. Theo đó, khi đến ngày sinh nhật của khách hàng hoặc khi cửa hàng có chương trình ưu đãi, cửa hàng có thể đơn giản nhìn vào hệ thống CRM của mình để gửi cho họ một món chiếc bánh tri ân, hoặc 1-2 voucher.

Đồng thời, ứng dụng SoPa giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc đổi điểm thân thiết của mình và theo dõi ưu đãi đặc biệt.

Chiến lược tiếp thị đặc biệt

SoPa tận dụng nguồn lực tiếp thị qua network effect, tức là giá trị của sản phẩm và dịch vụ sẽ tăng theo tỉ lệ thuận hoặc theo cấp số nhân khi số lượng người dùng tăng. Càng nhiều cửa hàng sử dụng nền tảng, càng nhiều khách hàng nắm bắt cơ hội nhận được các ưu đãi thông qua chương trình khách hàng thân thiết. Và khi mà số lượng khách hàng gia tăng, sẽ càng có thêm nhiều cửa hàng, thương hiệu tham gia vào hệ thống để tiếp cận tập khách hàng này.

Ngoài ra, các cửa hàng có thể giảm được chi phí đào tạo nhân viên mới. Với các dữ liệu khách hàng có sẵn, chủ doanh nghiệp không phải phụ thuộc vào nhân viên để tiếp nhận phản hồi, sắp xếp và phân tích dữ liệu. Ứng dụng sẽ thay họ làm công việc này.

Thông qua việc để các chủ doanh nghiệp chủ động trong việc quản lý và tương tác với khách hàng thông qua kênh giao tiếp hai chiều cho cửa hàng và khách hàng trò chuyện cùng nhau và chủ động kiểm soát quá trình giao nhận  để đảm bảo tốc độ giao hàng phù hợp với các loại thức ăn nên nhiều nhà hàng đang sử dụng các ứng dụng khác đều muốn hợp tác với SoPa. Khác với các ứng dụng khác, với SoPa, nhà hàng cắt giảm được nhiều chi phí. Trên website, quy trình đặt hàng rất nhanh chóng. Hình thức thanh toán là trả khi nhận hàng, vì vậy, chủ doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát dòng tiền.

Trong thời gian tới, SoPa tiếp tục chiến lược tiếp thị đến khách hàng và hoàn thiện trải nghiệm khách hàng trên ứng dụng nhằm tiến tới mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ.

Hàn Mai