“Tôi nghĩ thế hệ doanh nhân Việt Nam kế tiếp sẽ biết chớp lấy cơ hội để mở rộng doanh nghiệp của mình hòng kiến tạo sự bền vững, trả lương cao hơn và nhiều cơ hội cho nhân viên hơn”, Giáo sư Ian Eddie của Đại học RMIT nhận xét.
Giáo sư chuyên nghiên cứu về đầu tư cổ phần tư nhân tại Đại học RMIT Việt Nam, ông Ian Eddie, mới đây đã chia sẻ những nhận định về thành tựu kinh tế của Việt Nam.
Theo GS. Eddie, Việt Nam có lẽ đã có đủ tiền đề tốt nhất để thăng hạng lên ngang tầm với chuẩn kinh tế tại Thái Lan và Malaysia. Ông cũng đưa ra khuyến nghị rằng, Việt nam cần cải cách thị trường và chứng khoán. Chính phủ phải thu hẹp những khoảng cách này để duy trì tăng trưởng tương lai bền vững, duy trì tình trạng công khai để doanh nghiệp và lao động nước ngoài đến với Việt Nam.
“Đồng thời tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp mới. Ngày nay, thành phố cần phải là trung tâm đổi mới sáng tạo và là nơi cổ vũ những doanh nghiệp mới”, GS. Eddie nói.
Ông Eddie cho rằng, được sự hỗ trợ bởi các chính sách rõ ràng của Chính phủ, tinh thần khởi nghiệp ở đất nước sẽ thăng hoa, đặc biệt tại TP.HCM – ngôi nhà của hơn phân nửa số startup ở Việt Nam. Nhờ tư duy khởi nghiệp thiên bẩm và năng lực kinh doanh, giới khởi nghiệp tại đây có thể thích ứng với ngành đầu tư mạo hiểm đang nổi ở Việt Nam.
“Người Việt rất giỏi khởi nghiệp. Tôi nghĩ thế hệ doanh nhân kế tiếp sẽ chớp lấy cơ hội để mở rộng doanh nghiệp nhỏ của mình hòng kiến tạo sự bền vững, trả lương cao hơn và nhiều cơ hội cho nhân viên hơn”, GS. Eddie cho biết.
“Việt Nam hiện có nền kinh tế xuất khẩu mạnh; hầu hết hàng xuất có nguồn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng nếu các công ty Việt Nam đang tự lớn mạnh và bồi đắp kỹ năng, họ sẽ có thế xây dựng năng lực ASEAN quốc tế hóa hơn nữa”.
Theo chỉ số thịnh vượng toàn cầu Wealth-X năm ngoái, Việt Nam là quốc gia phát triển nhanh thứ ba trong tạo ra các tỷ phú thể giới.
“Đây là con số thật ấn tượng. Việt Nam không chỉ có nhiều doanh nhân thành đạt mà họ còn thành công theo chuẩn toàn cầu”.
“Nhưng đây cũng là vấn đề mà Chính phủ cần ý thức rõ, tỷ lệ nghèo vẫn còn và bất bình đẳng trong thu nhập là vấn đề lớn. Bất bình đẳng thu nhập luôn là vấn đề mấu chốt trong bình ổn kinh tế. Bất kỳ quốc gia nào có tỷ lệ bất bình đẳng càng cao càng có nguy cơ bất ổn về xã hội và chính trị”, GS. Eddie đúc kết.
TH – Khoinghiep