Những thay đổi trong các quy định sử dụng cần sa trong y tế và việc gia tăng sử dụng các loại thuốc chứa các chất chiết xuất từ cần sa đã đặt ra nhiều câu hỏi về các điều kiện có thể sử dụng các loại thuốc này trong điều trị bệnh. Nhiều người muốn biết liệu cần sa có thể điều trị bệnh hen suyễn hay không.
Bệnh hen suyễn là bệnh phổi mạn tính xảy ra khi đường hô hấp trong ngực bị hẹp hơn hoặc bị viêm. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn bao gồm ho, khó thở và thở khò khè, có tiếng rít. Chưa có thuốc điều trị bệnh hen suyễn, vì vậy hiện nay việc điều trị bao gồm chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Liệu cần sa có khả năng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh? Điều này cần phải nghiên cứu để biết thêm thông tin về các lợi ích và rủi ro có thể xảy ra.
Cần sa dùng để điều trị bệnh hen suyễn
Cần sa chứa các đặc tính kháng viêm. Khác với hút ra, cần sa có thể dùng được dưới nhiều hình thức khác ví dụ như bình xịt khí, bộ lọc khói qua nước để làm giảm nguy cơ kích ứng phổi. Ngoài ra còn có dạng cần sa ăn được và thuốc đắp chẳng hạn như các loại dầu cannabidiol (CBD), đây là những hình thức điều trị có thể thích hợp hơn cho người bị hen suyễn. Những sản phẩm này có thể mang lại lợi ích của cần sa cho bệnh nhân mà không có nguy cơ gây kích ứng phổi.
Các ích lợi của cần sa trong điều trị bệnh
Cần sa chứa hợp chất cannabinoid, được biết là có đặc tính chống viêm và chống co thắt. Đôi khi, nó được sử dụng trong y học để điều trị các bệnh mãn tính gây đau và viêm, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng và ung thư. Các nhà nghiên cứu đã xem xét liệu những người mắc các tình trạng viêm khác chẳng hạn như hen suyễn có thể an toàn khi sử dụng bồ đà. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tetrahydrocannabinol (THC), thành phần hoạt tính trong bồ đà, có thể giúp ức chế hệ thống miễn dịch hoạt động, điều này giúp làm giảm các triệu chứng của các bệnh tự miễn như hen suyễn.
Có rất nhiều cách để sử dụng cần sa. Phần lớn nghiên cứu tập trung đã tập trung vào nghiên cứu chất hóa học cannabinoid cho bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu năm 2013 tìm thấy lợi ích tiềm năng từ việc sử dụng bộ bay hơi(vaporizer). Họ cũng phát hiện ra rằng khi sử dụng một bộ bay hơi, giống như họ hít các hạt hơi nước nhưng không phải là như hút thuốc lá, mọi người cảm nhận thấy được một số lợi ích cho sức khỏe.
Một đánh giá khác năm 2015 cho rằng hít cần sa thông qua một bộ bay hơi (vaporizer) có khả năng ít gây hại hơn hút giống như hút thuốc lá bởi rất nhiều người hút thuốc thường xuyên cho biết họ gặp phải các vấn đề hô hấp như ho và thở khò khè.
Các nguy cơ gặp phải
Hút cần sa có thể gây tăng ho và thở khò khè. Những triệu chứng này thường ngắn ngủi và sẽ biến mất sau khi ai đó ngừng hút. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể khiến người bị hen suyễn bị lên cơn hen. Việc hút bất kỳ chất nào, bao gồm cả bồ đà, đều có thể kích thích cực độ đến mô phổi. Các chất kích ứng phổi có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các cơn hen suyễn ở một số người. Vì lý do đó, điều quan trọng là người bị hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi khác cần tránh hút bất kỳ chất nào, bao gồm cả bồ đà.
Ngoài việc làm cho các triệu chứng hen suyễn tồi tệ hơn, những người nghiện hút cần sa dạng nặng có thể có nguy cơ phát triển viêm phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tuy nhiên, hiện chưa biết liệu những người hút thuốc dạng nhẹ có nguy cơ gia tăng các triệu chứng hay không. Hút cần sa có thể dẫn đến hình thành chất nhầy trong phổi. Các bọng là những túi khí lớn có thể gây khó thở hơn. Chúng cũng có thể bị vỡ hoặc vỡ, khiến cho phổi bị xẹp xuống. Khi bị xẹp phổi có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Cần trao đổi với bác sỹ điều trị
Cần thiết phải nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị bổ sung nào cho một bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh hen suyễn. Do những rủi ro tiềm tàng liên quan đến việc sử dụng cần sa y tế, bác sĩ sẽ là người tốt nhất đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân.
P.T.T (NASATI), theo https://www.medicalnewstoday.com/articles/321748.php,