Trong các loại máy lạnh hấp thụ, máy lạnh hấp thụ loại gián đoạn là ứng cử viên sáng trong việc triển khai ứng dụng rộng rãi vì sự đơn giản trong việc chế tạo, vận hành, và tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời to lớn tại Việt Nam.

Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy lạnh hấp thụ NH3-H2O để sản xuất nước đá phù hợp với điều kiện tại Việt Nam” do do Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Hiếu Nghĩa cùng phối hợp với Cơ quan chủ quản Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cùng thực hiện đã trình bày mối quan hệ giữa nhiệt độ sinh hơi tối ưu với nhiệt độ làm lạnh yêu cầu và nhiệt độ môi trường tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nồng độ dung dịch nạp phù hợp với nhiệt độ sinh hơi đạt được và bay hơi yêu cầu cũng được xác định. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường ta = 30 độ C, nhiệt độ ngưng tụ tk = 31 độ C, nhiệt độ bay hơi NH3 yêu cầu trong dàn bay hơi to = -15 độ C, khi nhiệt độ sinh hơi vận hành tối đa tg = 100 độ C, hệ số hiệu quả làm lạnh tìm được COPAR = 0,22 đã được kiểm chứng với thực nghiệm.

Trong phạm vi nhiệt độ vận hành cực đại từ 93 đến 100 độ C, Hệ số hiệu quả làm lạnh trung bình theo lý thuyết COPAR-theory = 0,185 lớn hơn hệ số hiệu quả làm nước đá trung bình theo thực nghiệm COPice-exp = 0,112 là 0,072 (39,36%) và lớn hơn hệ số hiệu quả làm làm lạnh trung bình theo thực nghiệm COPAR-exp = 0,154 là 0,013 (20,12%). Các kết quả nghiên cứu cũng được kiểm chứng với các nghiên cứu tương đồng của các tác giả khác.

Để đạt được mục tiêu trên, các chương trình mô phỏng liên quan đến máy lạnh hấp thụ được phát triển. Dựa trên những mô phỏng này, các nghiên cứu lý thuyết được thực hiện cho máy lạnh hấp thụ để giới hạn vùng làm việc để quy hoạch vùng thực nghiệm. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng tiếp theo.

 

 

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

  1. Chương trình mô phỏng máy lạnh hấp thụ được khẳng định là phù hợp với mô hình thực về mặt thiết kế và vận hành. Các thông số đo đạc tại các điểm nút được đưa vào chương trình mô phỏng để xác định hiệu suất của máy lạnh hấp thụ
  2. Nhiệt dộ vận hành cực đại giảm 1 độ C thì hệ số hiệu quả làm lạnh theo lý thuyết giảm 0,01128 (5,1%), hệ số hiệu quả làm lạnh theo thực nghiệm giảm 0,01 (5,3%).
  3. Trong phạm vi nhiệt độ sinh hơi tg= 80 † 150 độ C, nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh NH3 giảm 1 độ C thì COPAR giảm 0,0054 (1,5%); nhiệt độ nước giải nhiệt giảm 1 độ C thì COPAR tăng (0,00615) 1,9%.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15322/2018) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)