1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá diễn biến bồi xói lòng dẫn sông Cái Phan Rang và đề xuất giải pháp quản lý, khai thác, phát triển bền vững
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Thủy lợi và Môi trường
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- PGS. TS. Lê Trung Thành
- KS. Vũ Văn Kiên
- PGS. TS. Đỗ Văn Lượng
- TS. Lê Xuân Bảo
- PGS. TS. Nguyễn Đăng Tính
- TS. Võ Công Hoang
- TS. Đinh Văn Duy
- ThS. Đỗ Xuân Tình
- ThS. Phạm Văn Lý
- ThS. Nguyễn Văn Toản
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Đánh giá hiện trạng bồi xói lòng dẫn phục vụ xác định ranh giới, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực hạ lưu sông Cái Phan Rang (đoạn từ sau đập dâng Tân Mỹ ra cửa biển) tỉnh Ninh Thuận.
Đánh giá quá trình vận chuyển bùn cát, biến hình lòng dẫn phục vụ khoanh vùng khu vực bồi xói, xác định trữ lượng cát và thời điểm khai thác hàng năm.
Đề xuất giải pháp hỗ trợ quản lý, khai thác, phát triển bền vững hạ lưu sông Cái Phan Rang tỉnh Ninh Thuận.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá diễn biến bồi xói lòng dẫn sông Cái Phan Rang và đề xuất giải pháp quản lý, khai thác, phát triển bền vững” đã triển khai nghiên cứu đầy đủ các nội dung:
– Thu thập, tổng hợp các tài liệu và số liệu hiện có trong và ngoài nước phục vụ nghiên cứu đánh giá diễn biến bồi xói lòng dẫn sông Cái Phan Rang tỉnh Ninh Thuận từ đập dâng Tân Mỹ đến cửa sông.
+ Thu thập và câp nhật các tài liệu và số liệu về điều kiện tự nhiên; các thông tin và số liệu về phát triển kinh tế – xã hội
+ Thu thập và biên hội bản đồ chuyên đề phục vụ nghiên cứu
+ Thu thập tổng hợp các hồ sơ thiết kế, thi công, quản lý của các công trình bảo vệ bờ đã thực hiện
+ Thu thập, tổng hợp và bổ sung ảnh viễn thám, thực hiện giải đoán ảnh viễn thám
+ Thu thập, phân tích, đánh giá tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
– Phân tích, đánh giá hiện trạng bồi xói lòng dẫn phục vụ xác định ranh giới, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng sông Cái Phan Rang tỉnh Ninh Thuận từ sau đập Tân Mỹ đến cửa biển.
+ Phân tích đánh giá hiện trạng bồi lắng, xói lở từ các tài liệu, số liệu thu thập được
+ Điều tra, khảo sát, đo đạc hiện trường nhằm xác định mức độ, tốc độ và hiện trạng bồi lắng, xói lở
+ Phân tích, nhận diện các yếu tố chính và cơ chế gây bồi lắng, xói lở cho vùng nghiên cứu (đoạn từ sau đập dâng Tân Mỹ ra cửa biển)
+ Điều tra, khảo sát thực địa hiện trạng các công trình bảo vệ bờ
+ Phân tích đánh thực trạng các công trình bảo vệ bờ sông
+ Phân tích diễn biến hình thái các sông chính qua từng thời kỳ
– Cập nhật và phát triển các công cụ tính toán phục vụ các nội dung nghiên cứu
+ Đo đạc bổ sung tài liệu địa hình, địa chất
+ Thu thập, đo đạc bổ sung số liệu thủy văn, bùn cát phục vụ kiểm định và hiệu chỉnh và tính toán các mô hình thủy động lực học và vận chuyển bùn cát
+ Cập nhật mô hình 1 chiều tính toán chế độ thủy lực, vận chuyển bùn cát cho hệ thống sông Cái Phan Rang phục vụ làm biên tính toán cho mô hình 2 chiều.
+ Cập nhật mô hình 2 chiều phục vụ mô phỏng chế độ thủy lực, vận chuyển bùn cát và diễn biến lòng dẫn tại các vị trí xói lở nghiêm trọng
– Đánh giá quá trình vận chuyển bùn cát, biến hình lòng dẫn phục vụ khoanh vùng khu vực bồi xói nghiêm trọng, xác định trữ lượng cát và thời điểm khai thác hàng năm.
+ Đánh giá hiện trạng khai thác cát sỏi trên sông Cái Phan Rang: Vị trí, số lượng, quy mô, phương tiện, thiết bị và quy trình khai thác cát trên sông Cái theo không gian và thời gian
+ Điều tra về ảnh hưởng của các hoạt động khai thác cát đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên sông Cái
+ Phân tích đánh giá quá trình bồi lắng xói lở, biến hình lòng dẫn theo thời gian bằng ảnh viễn thám
+ Phân tích đánh giá quá trình bồi lắng xói lở, biến hình lòng dẫn hệ thống sông Cái Phan Rang theo thời gian bằng mô hình toán MIKE11 và MIKE21C
+ Xây dựng bản đồ các vị trí bồi lắng, xói lở trên cơ sở kết quả phân tích bằng ảnh vệ tinh và bằng mô hình toán
+ Xây dựng bộ chỉ tiêu, xác định hệ số đặc trưng cho bồi lắng vật liệu cát, sỏi trên sông Cái làm cơ sở cho việc xác định trữ lượng khái thác cát sỏi
+ Phân tích, xác định các vị trí tiềm năng khai thác cát sỏi
+ Tính toán xác định trữ lượng các bãi khai thác
+ Tính toán xác định biến động trữ lượng khai thác cát trên sông
+ Tính toán xác định thời điểm khai thác cát hàng năm
– Đề xuất giải pháp hỗ trợ quản lý, khai thác, phát triển bền vững hạ lưu sông Cái Phan Rang tỉnh Ninh Thuận
+ Mô phỏng quá trình bồi lắng, xói lở trên sông Cái Phan Rang từ Tân Mỹ ra đến cửa biển theo các kịch bản
+ Mô phỏng quá trình bồi lắng, xói lở trên sông Cái Phan Rang từ Tân Mỹ ra đến cửa biển theo các kịch bản khai thác phục vụ quản lý, phát triển bền vững
+ Đề xuất các giải pháp khai thác, quản lý đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 12/2017 . Kết thúc: tháng 5/2019
7) Kinh phí thực hiện: 1.304,920 triệu đồng ; trong đó:
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 1.304,920 triệu đồng
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 0,0 triệu đồng
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 triệu đồng.