1) Tên nhiệm vụ: Xây dựng và triển khai mô hình trồng rau an toàn bằng công nghệ thủy canh trong nhà màng quy mô lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Ninh Thuận
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Thông tin – Ứng dụng tiến bộ KH&CN Ninh Thuận
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Huỳnh Văn Hiếu
4) Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:
Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Ứng dụng thành công công nghệ trồng rau thủy canh trong nhà màng có mái che để trồng với một số giống rau có giá trị dinh dưỡng nhằm sản xuất ra sản phẩm rau an toàn và xây dựng chuỗi cửa hàng rau an toàn; đáp ứng như cầu thị trường theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và sinh thái bền vững trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại tỉnh Ninh Thuận.
Mục tiêu cụ thể:
– Chuyển giao thành công 07 quy trình công nghệ trồng rau thủy canh trong nhà màng có mái che với một số giống rau (rau ăn lá; rau ăn quả và rau gia vị).
– Xây dựng và triển khai mô hình trồng rau thủy canh quy mô hộ gia đình diện tích 100m2; quy mô sản xuất vừa và nhỏ với diện tích 1.000m2, trồng các loại rau ăn lá, rau ăn quả và rau gia vị bằng công nghệ thủy canh hồi lưu an toàn chất lượng cao trong điều kiện nhà màng.
– Xây dựng tiêu chuẩn rau an toàn từ công nghệ thủy canh hồi lưu.
– Xây dựng chuỗi cửa hàng rau an toàn bằng công nghệ thủy canh tại Ninh Thuận đảm bảo quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ, kiểm soát được chất lượng sản phẩm rau.
– Đào tạo 05 cán bộ kỹ thuật và 05 kỹ thuật viên cơ sở: nắm vững quy trình kỹ thuật pha chế dung dịch thủy canh cho từng loại cây trồng; kỹ thuật lắp ráp, vận hành hệ thống thủy canh hồi lưu quy mô hộ gia đình và quy mô sản xuất; kỹ thuật canh tác thủy canh hồi lưu; kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm rau thủy canh.
– Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho 200 lượt nông dân về ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, kiểm tra chất lượng rau trồng từ hệ thống thủy canh hồi lưu.
Nội dung chính:
1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm lắp đặt nhà màng canh tác thủy canh:
Khảo sát , điều tra sơ bộ thông tin về tình hình kinh tế xã hội, điều kiện địa chất, địa hình, chế độ thủy văn, chất lượng nguồn nước, lực lượng lao động, điều kiện khí hậu… của khu vực thực hiện và triển khai dự án.
2. Chọn điểm và thiết kế lắp đặt hệ thống nhà màng và hệ thống thủy canh hồi lưu tại vùng triển khai dự án
Tiến hành khảo sát nhà màng trồng rau ăn lá, rau ăn quả và rau gia vị tại một số địa phương có điều kiện tương đồng với Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, tính toán và đưa ra các thông số tối ưu cho việc xây dựng nhà màng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm thực hiện dự án.
3. Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ trồng rau thủy canh hồi lưu:
Dự án tiếp nhận và hoàn thiện 07 quy trình công nghệ trồng rau thủy canh hồi lưu từ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành chuyển giao phù hợp điều kiện sản xuất tại Ninh Thuận, cụ thể:
– Quy trình trồng rau cải ngọt bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
– Quy trình trồng rau cải bó xôi bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
– Quy trình trồng rau xà lách bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
– Quy trình trồng rau muống bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
– Quy trình trồng dưa leo bằng phương pháp bán thủy canh hồi lưu.
– Quy trình trồng cà chua bằng phương pháp bán thủy canh hồi lưu.
– Quy trình trồng ngò gai bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
4. Xây dựng mô hình ứng dụng trồng rau an toàn bằng công nghệ thủy canh trong nhà màng.
– Xây dựng mô hình sản xuất rau ăn lá, rau gia vị và rau ăn quả bằng hệ thống thủy canh,
– Bố trí trồng 07 loại rau (cải ngọt, cải bó xôi, xà lách, rau muống, dưa leo, cà chua, ngò gai) trên hệ thống thủy canh phù hợp với thời vụ trồng của từng loại rau.
5. Xây dựng chuỗi cửa hàng rau an toàn tại Ninh Thuận bằng công nghệ thủy canh; quảng bá, đăng ký chất lượng sản phẩm.
– Xây dựng 01 chuỗi cửa hàng rau an toàn trồng bằng công nghệ thủy canh.
– Kiểm tra, phân tích chất lượng sản phẩm rau.
– Tổ chức quảng bá sản phẩm trên thị trường (tờ rơi, phóng sự tư liệu…).
6. Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn cho nông dân ở địa phương.
– Đào tạo 05 cán bộ kỹ thuật và 05 KTV viên cơ sở triển khai dự án
– Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho 200 lượt nông dân.
7. Hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học.
– Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ cho 100 lượt nông dân tham dự.
– Tổ chức 01 hội nghị khoa học: 40 lượt đại biểu tham gia.
5) Lĩnh vực nghiên cứu:
40104 – Cây rau, cây hoa và cây ăn quả
6) Phương pháp nghiên cứu:
Giải pháp về mặt bằng và XDCB:
– Nhà màng được lắp đặt tại các điểm đã đã khảo sát lựa chọn triển khai dự án: huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn và Tp.Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
– Phần lắp đặt khung nhà màng, giàn trồng rau thủy canh được thực hiện bởi một đơn vị có kinh nghiệm trong việc thi công lắp ráp.
Giải pháp về đào tạo:
Cơ quan chịu trách nhiệm chuyển giao khoa học công nghệ: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (Chuyển giao 07 quy trình công nghệ).
– Đào tạo chuyển giao công nghệ cho 05 cán bộ kỹ thuật và 05 KTV cơ sở về 07 quy trình kỹ thuật sản xuất rau (rau ăn lá, rau ăn quả và rau gia vị) bằng công nghệ thủy canh hồi lưu (như: pha chế hệ dinh dưỡng thủy canh; kỹ thuật kiểm soát TDS, pH trong canh tác thủy canh; kỹ thuật lắp ráp, vận hành hệ thống thủy canh hồi lưu; kỹ thuật canh tác thủy canh hồi lưu).
– Tập huấn cho 200 lượt nông dân vùng dự án: Sử dụng phương pháp tập huấn lớp học hiện trường đồng ruộng (FFS).
Giải pháp về tổ chức sản xuất:
Dự án sẽ được thực hiện với sự tham gia của các đơn vị sau:
+ Cơ quan phối hợp: Các phòng chuyên môn của huyện: Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Phan Rang-Tháp Chàm.
+ Thành phần các hộ dân tham gia thực hiện dự án: Các hộ dân tham gia thực hiện dự án do địa phương chọn trên các tiêu chí của cơ quan chủ trì đề ra.
+ Chủ trì dự án: Trung tâm Thông tin-Ứng dụng tiến bộ KH&CN Ninh Thuận: là đơn vị chủ trì có trách nhiệm khâu nối, tổ chức thực hiện toàn bộ dự án.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau thủy canh của dự án thông qua hệ thống các cửa hàng rau sạch, chợ đầu mối, siêu thị Coopmart Thanh Hà tại tỉnh Ninh Thuận và Công ty TNHH Nông sinh Khang Nguyên (Tp.HCM).
Giải pháp về nguồn vốn: Bao gồm vốn của Trung ương, vốn đối ứng của địa phương, vốn của đơn vị chủ trì dự án và vốn đối ứng của nông dân tham gia đóng góp để thực hiện dự án.
7) Kết quả dự kiến:
Quy trình công nghệ sản xuất rau thủy canh:
– 07 quy trình công nghệ hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện sản xuất tại Ninh Thuận.
+ Quy trình trồng rau cải ngọt bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
+ Quy trình trồng rau cải bó xôi bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
+ Quy trình trồng rau xà lách bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
+ Quy trình trồng rau muống bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
+ Quy trình trồng dưa leo bằng phương pháp bán thủy canh hồi lưu.
+ Quy trình trồng cà chua bằng phương pháp bán thủy canh hồi lưu.
+ Quy trình trồng ngò gai bằng phương pháp thủy canh hồi lưu.
– Các công đoạn của quy trình hợp lý đảm bảo tính thống nhất và tính khả thi cao khi áp dụng vào sản xuất thực tế. Tổ chức chủ trì tiếp thu, làm chủ và đủ năng lực nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Mô hình sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả, rau gia vị bằng hệ thống thủy canh, cụ thể:
– Qui mô 100m2: 10 mô hình.
– Qui mô 1.000m2: 02 mô hình.
– Nhà màng có cấu trúc phù hợp với điều kiện khí hậu Ninh Thuận, đảm bảo sự phát triển thuận lợi và có năng suất cao.
– Rau ăn lá (cải ngọt, cải bó xôi, xà lách; cải ngọt, rau muống). Sản lượng đạt 14.000 kg/năm.
– Rau ăn quả (dưa leo, cà chua). Sản lượng đạt 1.250 kg/năm.
– Rau gia vị (ngò gai): sản lượng trung bình đạt 2500 kg /năm.
– Chất lượng rau ăn lá, rau ăn quả, rau gia vị đảm bảo về chất lượng rau an toàn do Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định.
Đào tạo Cán bộ kỹ thuật viên cơ sở
– Số lượng: 05 cán bộ kỹ thuật và 05 KTV cơ sở
– Các kỹ thuật viên cơ sở nắm vững các Quy trình công nghệ, đủ năng lực tổ chức thực hiện triển khai các mô hình dự án và có khả năng nhân rộng mô hình sau khi dự án kết thúc
Tập huấn nông dân
– Số lượng: 200 lượt nông dân
– Đối tượng: các hộ nông dân sản xuất rau trong và ngoài dự án.
– Các hộ dân nắm bắt, thành thạo về kỹ thuật trồng rau theo phương pháp thủy canh hồi lưu và kỹ thuật thu hoạch sơ chế đóng gói và bảo quản sản phẩm rau an toàn sau thu hoạch.
Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật
– 300 cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng rau thủy canh và sơ chế, đóng gói sản phẩm sau thu hoạch.
– Nội dung chi tiết, có tính thực tiễn cao, dễ hiểu, dễ áp dụng.
Mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ
01 chuỗi cửa hàng giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các loại sản phẩm
Báo cáo tổng kết dự án
Báo cáo rõ ràng, đầy đủ kết quả triển khai các mô hình canh tác, đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường và cộng đồng.
8) Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến:
Bắt đầu: tháng 4 năm 2018
Kết thúc: tháng 4 năm 2020