1) Tên nhiệm vụ: “Giải pháp pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận”
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Đà Lạt
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- Nguyễn Thị Phương Hà
- Nguyễn Văn Nghiệp
- Trương Xuân Vỹ
- Lê Thị Thanh Thủy
- Lê Thị Bích Chi
- Nguyễn Tiến Đức
- Nguyễn Đắc Văn
- Nguyễn Thị Thanh Ngọc
- Lê Thị Bích Chi
- Nguyễn Chí Khuê
- Phạm Thị Hoa Hạnh
- Lê Quyện
- Cù Hoàng Hoanh
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
– Làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho các giải pháp pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận.
– Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư tại Ninh Thuận trong thời gian vừa qua, từ đó làm sáng tỏ những thành tựu cũng như hạn chế, vướng mắc trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật về thu hút đầu tư tại Ninh Thuận.
– Đề xuất các giải pháp pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại Ninh Thuận trong thời gian tới.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
-Đã phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Giải pháp pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận”. Những công trình nghiên cứu này được chia thành hai nhóm: nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài và nhóm những công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài. Từ việc phân tích, đánh giá những công trình nghiên cứu nêu trên chúng tôi nhận thấy: hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia cũng như từng địa phương cụ thể và vấn đề thu hút đầu tư luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản lý. Tuy mỗi công trình nghiên cứu được khảo sát có phạm vi, cách tiếp cận và nội dung khác nhau, song những công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của các giải pháp pháp lý trong việc thu hút đầu tư; cung cấp thực trạng và những giải pháp trong việc thu hút đầu tư tại một quốc gia hoặc địa phương cụ thể
-Đã phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian vừa qua thông qua những nội dung như: đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Thuận; đánh giá thực trạng thu hút đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2005-2015; đánh giá thực trạng ban hành văn bản pháp luật về thu hút đầu tư; đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong việc thu hút đầu tư; đánh giá thực trạng sự phối hợp của các cơ quan trong hoạt động thu hút đầu tư; đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư tại Ninh Thuận.
– Đã phân tích tổng quan về những vấn đề lý thuyết và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận. Trước hết, các giải pháp pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với tỉnh Ninh Thuận trong việc khai thác các thế mạnh và tiềm năng của tỉnh, từ đó sẽ bảo đảm cho việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Không những vậy, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư tại Ninh Thuận còn bảo đảm cho việc nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của tỉnh, thực hiện giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho tỉnh Ninh Thuận. Cùng với đó, đề tài cũng làm sáng tỏ kinh nghiệm pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Đây là những quốc gia nằm trong khu vực châu Á có mối quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa, xã hội với nước ta. Vì vậy kinh nghiệm thu hút đầu tư của các quốc gia này có thể là nguồn tư liệu để Việt Nam tham khảo trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư cũng như triển khai áp dụng các quy định đó trên thực tế. Bên cạnh đó, đề tài còn phân tích kinh nghiệm pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại một số địa phương của Việt Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa và Phú Yên. Về cơ bản, các địa phương này tập trung xây dựng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư thích hợp, quan tâm đến việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tích cực cải cách thủ tục hành chính, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xúc tiến và quảng bá đầu tư cũng như việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư. Có thể nói, đây là những kinh nghiệm hay mà tỉnh Ninh Thuận có thể tham khảo trong quá trình thu hút đầu tư vào tỉnh
-Đã phân tích, đề xuất những giải pháp pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận. Trước hết là những giải pháp tổng thể trong việc thu hút đầu tư tại địa phương Ninh Thuận nhằm tạo động lực cũng như cơ hội cho tỉnh Ninh Thuận thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể, tỉnh cần huy động mọi nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của Ninh Thuận nhằm thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh cần xây dựng chiến lược, chính sách thu hút đầu tư trong giai đoạn mới; tích cực thực hiện liên kết kinh tế vùng, công khai, minh bạch thông tin, chi phí cho các nhà đầu tư. Rà soát lại quy hoạch về đất đai, xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng là giải pháp hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, những giải pháp pháp lý cụ thể cũng được làm sáng tỏ như: giải pháp ban hành văn bản pháp luật nhằm thu hút đầu tư; giải pháp tổ chức thực hiện
pháp luật trong việc thu hút đầu tư; giải pháp xử lý vi phạm trong thu hút đầu tư; giải
pháp pháp lý để phát triển năng lượng tái tạo cũng như các điều kiện, yêu cầu để tổ
chức thực hiện tốt các giải pháp pháp lý trong việc thu hút đầu tư tại Ninh Thuận
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 5/2013 Kết thúc: tháng 5/ 2016
7) Kinh phí thực hiện.: 530,120,000 đồng trong đó:
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 530,120,000 đồng.
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 0,0 triệu đồng.
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 triệu đồng.
8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 2018-259-06/KQNC Cấp ngày: 21/8/2018