1) Tên nhiệm vụ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận”

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trường Đại học Nha Trang

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. 1. Phạm Hồng Mạnh
  2. 2. Nguyễn Văn Bảy
  3. 3. Nguyễn Văn Ngọc
  4. 4. Lê Chí Công
  5. 5. Nguyễn Đình Nhựt
  6. 6. Bùi Tất Tố
  7. TS. Hồ Huy Tựu
  8. PGS. TS. Đỗ Thị Thanh Vinh

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Ninh Thuận nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể:

  • Điều tra, khảo sát và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch biển tỉnh Ninh Thuận (có so sánh với một số điểm đến du lịch biển điển hình tương đồng với Ninh Thuận: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu);
  • Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch biển tỉnh Ninh Thuận
  • Xây dựng chiến lược cạnh tranh điểm đến để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển của Ninh Thuận như là điểm đến mới đầy hấp dẫn của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020; 2020 – 2030.
  • Đề xuất các nhóm giải pháp đồng bộ và có cơ sở khoa học về: hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách liên quan; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa; nhóm giải pháp về liên kết vùng trong phát triển du lịch và gắn với an ninh quốc phòng.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

  • Hệ thống hóa và thiết lập khung lý thuyết về phân tích năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận
  • Xác định cách tiếp cận, lựa chọn phương pháp đánh giá môi trường kinh doanh du lịch biển; năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, đồng thời xác định các tiêu thức phù hợp sử dụng trong phân tích môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận;
  • Xây dựng mô hình định lượng xác định mức độ tác động các nhân tố đến hình ảnh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận
  • Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch biển tỉnh Ninh Thuận
  • Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm ngành du lịch Ninh Thuận, môi trường kinh doanh du lịch biển, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển của Ninh Thuận và các địa phương hiện nay, đó là:
  • Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên du lịch đặc biệt là du lịch biển phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
  • Bình quân giai đoạn 2001 – 2017, mỗi năm Ninh Thuận đón 695.305,6 lượt du khách; Tốc độ tăng trưởng du khách đến Ninh Thuận bình quân trong giai đoạn 2001 – 2017, đạt 21.35%, năm cao nhất tăng trưởng đạt 40.54% (2006); năm thấp nhất tăng 8.7% (2015).
  • Đánh giá của các doanh nghiệp du lịch và cơ sở kinh doanh lữ hành tại Ninh Thuận cho thấy, mức độ đáp ứng các điều kiện về môi trường kinh doanh cho phát triển du lịch biển của tỉnh, như: đặc điểm vị trí địa lý và tài nguyên du lịch (46%); Cơ sở hạ tầng (22%); Nguồn vốn đầu tư (24%); Nguồn nhân lực du lịch (22%); Hệ thống luật pháp, chính sách du lịch (66%); Phát triển kinh tế du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch biển (20%) và đặc điểm cộng đồng dân cư đối với hoạt động du lịch biển (56%).
  • Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận được đánh giá ở mức trung bình thấp đối với các yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch, thấp nhất là 5.17 (nguồn nhân lực, nhân lực quản lý trong ngành du lịch) điểm và cao nhất là 6.67 (Môi trường kinh doanh trong lĩnh vực du lịch biển) điểm trong thang điểm 10.
  • Trong các địa phương được đánh giá, so sánh về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển, Ninh Thuận xếp thứ 5 với điểm đánh giá trung bình cho các yếu tố là 5.34/10 điểm (sau Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Định).
  • Kết quả của phân tích các nhân tố và phân tích hồi qui cho thấy, các yếu tố đều ảnh hưởng tích cực (+) đến hình ảnh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận, bao gồm: Giá cả dịch vụ du lịch hợp lý; Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành; Hoạt động vui chơi giải trí; Hệ thống giao thông và sự an toàn; Cảnh quan biển Ninh Thuận; văn hóa bản địa và con người; Sự hấp dẫn của biển Ninh Thuận. Trong đó, Giá cả dịch vụ du lịch hợp lý; Hoạt động vui chơi giải trí và Con người và văn hóa bản địa có ảnh hưởng lớn nhất; Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành có tác động nhỏ nhất và đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5%. Mô hình đã giải thích được 52.0% sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hình ảnh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận.
  • Từ kết quả nghiên cứu này, đề tài đã đề xuất các giải pháp chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển tỉnh Ninh Thuận: Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Thuận, Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực, Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật; Nhóm giải pháp về xây dựng và phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương Ninh Thuận; Nhóm giải pháp về liên kết vùng trong phát triển du lịch và gắn với an ninh quốc phòng và giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu : 11/2016.            Kết thúc: 4/2018

7) Kinh phí thực hiện: 524,370 triệu đồng, trong đó

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        524,370 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng.

8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 2019-259-04/KQNC      Cấp ngày: 22/4/2019