1 Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thâm canh cây Măng Tây theo hướng công nghệ cao tại Ninh Thuận.
2 Tên tổ chức chủ trì: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố
3 Chủ nhiệm nhiệm vụ ThS. Nguyễn Văn Sơn
4 Mục tiêu nghiên cứu:

9.1.Mục tiêu chung:

Ứng dụng tiến bộ ký thuật thâm canh cây măng tây xanh theo hướng công nghệ cao tại Ninh Thuận nhằm phát triển vùng nguyên liệu măng tây xanh bền vững.

9.2. Mục tiêu cụ thể:

– Phân tích và đánh giá được các ưu, nhược điểm của các loại giống, quy trình kỹ thuật canh tác măng tây mà người dân tại Ninh Thuận hiện nay đang sử dụng.

– Tuyển chọn được 2 giống măng tây xanh có năng suất, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận.

– Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cây măng tây xanh tại tỉnh Ninh Thuận theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, tăng thu nhập cho người trồng măng tây, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường sinh thái.

– Xây dựng mô hình thâm canh cây măng tay xanh theo hướng công nghệ cao và chuyển giao quy trình cho nông dân.

5 Lĩnh vực nghiên cứu:40104 – Cây rau, cây hoa và cây ăn quả
6 Phương pháp nghiên cứu:

Điều tra khảo sát theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal)với sự tham gia tích cực của người dân, dùng phiếu phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng măng tây

-Thu thập một số giống măng tây có năng suất cao, chất lượng tốt, bố trí thực nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) đánh giá, chọn lọc có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Ninh Thuận

-Chọn lọc các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật canh tác măng tây trên thế giới và trong nước, phân tích tổng hợp các biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện Ninh Thuận, lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng quy trình canh tác nền

-Phương pháp thực nghiệm khoa học để bố trí các thử nghiệm hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân tự động, thử nghiệm một số phân bón mới đồng thời nghiên cứu một số biện pháp quản lý dịch hại phù hợp cho trồng măng tây xanh theo hướng công nghệ cao phù hợp quản lý cây trồng tổng hợp ICM tại Ninh Thuận

7 Kết quả dự kiến:

Giống măng tây xanh: Có 2 giống tuyển chọn từ kết quả đánh giá và chọn lọc có năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định, thích nghi với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận.

Báo cáo chuyên đề: báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng về ưu nhược điểm các loại giống và quy trình kỹ thuật canh tác măng tây xanh hiện đang áp dụng tại Ninh Thuận.

Quy trình thâm canh cây măng tây xanh theo hướng công nghệ cao:

Quy trình thâm canh theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM). Quy trình được cơ quan có thẩm quyền công nhận, ban hành sau khi được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh thông qua.

Mô hình thâm canh cây măng tây:

02 mô hình, tổng diện tích 0,6ha thâm canh cây măng tây xanh theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn từ 10% so với mô hình canh tác phổ biến của nông dân trên cùng địa bàn

Tập huấn: 10 kỹ thuật viên địa phương và 160 lượt nông dân

Sổ tay :500 cuốn sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng măng tây, in màu.

Bài báo khoa học

Bài báo số liệu mới về kết quả đề tài đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

8 Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ tháng 4/2018 đến tháng 9/2020)