1) Tên nhiệm vụ: “Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống nho NH01-152 tại Ninh Thuận”
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
1.ThS. Phạm Văn Phước
- ThS. Phan Văn Tiêu
- ThS. Nguyễn Văn Sơn
- KS. Nguyễn Thị Liễu
- CN. Võ Duy Thanh
- KS. Phạm Quốc Tý
- KS. Võ Minh Thư
- KS. Nại Thanh Nhàn
- KS. Đỗ Tỵ
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh giống nho NH01-152 làm cơ sở khoa học để ban hành quy trình kỹ thuật thâm canh được công nhận tạm thời tại Ninh Thuận.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Qua nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ vào sản xuất trên giống nho NH01-152 trong điều kiện khí hậu tại Ninh Thuận, đề tài sơ bộ đạt một số kết quả như sau:
– Xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh giống nho NH01-152 tại Ninh Thuận
+ Sử dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt trên đất thịt phù sa; tưới phun mưa trên đất cát pha) sẽ giảm từ 28,1 – 40,6% lượng nước tưới cho cây nho, đồng thời không ảnh hưởng đến năng suất nho (160 – 172 tấn/ha/vụ), nhưng cải thiện chất lượng quả nho (độ Brix đạt 16,5-17,1 %) hơn so với tưới tràn. Sử dụng phân chuyên dụng (MAP) nâng cao độ Brix (16,9%) và năng suất nho.
+ Bón bổ sung phân hữu cơ Covac (5,3 tấn + 70 kg Ure + 325 kg kali)/ha; phân Humix (5,3 tấn + 185 kg Ure + 145 kg Kali)/ha cải thiện được năng suất và chất lượng quả nho. Sử dụng phân bón lá HK (7-5-44 TE) và Multi – K (12-0- 46) có tác dụng làm tăng khối lượng quả (6,4-6,6 gram), năng suất cao trên 160 tạ/ha/vụ và chất lượng quả nho được cải thiện đáng kể.
+ Sử dụng túi bao chùm quả vào thời điểm 35-45 ngày sau khi đậu quả ở vụ Hè Thu sẽ hạn chế đáng kể thất thoát sau thu hoạch, năng suất vượt 45,2% so với đối chứng không bao chùm, đồng thời sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng kỹ thuật tỉa quả, cắt đuôi chùm chỉ để lại 50-80 quả/chùm hiệu quả sản xuất vượt từ 5-11% so với tỉa quả truyền thống, đồng thời sẽ cải thiện đáng kể chất lượng quả nho: màu sắc đẹp; cứng trái; quả ngọt hơn (độ Brix đạt 16,5 – 17,6%).
– Xác định được một số loại thuốc có hiệu lực cao phòng trừ sâu bệnh hại trên giống nho NH01-152 như: Thuốc Nativo 75 WG (0,12 kg/ha); Antracol 70 WP (0,5 kg/ha) và Diboxylin 8SL (0,5 lít/ha) có hiệu lực cao phòng trừ bệnh thán thư. Thuốc Antracol 70 WP (0,5 kg/ha), Thaiponbao 40SL (1 lít/ha) và Herofos 400 SL (1,5 lít/ha) hiệu quả cao phòng trừ bệnh mốc sương. Thuốc Confitin 60 EC (0.25 lít) và Agromectin 6.0 EC (0.15 lít) có hiệu lực cao phòng trừ bọ trĩ. Thuốc Takare 2EC (1,0 lít/ha) và Actimax 50WG (0,4 kg/ha) hiệu lực cao phòng trừ nhện đỏ.
– Xây dựng được mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống nho NH01-152 tại Ninh Thuận cho năng suất vụ Hè Thu đạt từ 135,1-140,2 tạ/ha, vụ Đông Xuân đạt 158,2-171,1 tạ/ha; hiệu quả sản xuất vượt trên từ 47,2 – 88,3 % so với các ruộng sản xuất của nông dân. Đồng thời, sản phẩm nho đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Đã mở 3 lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất giống nho NH01-152 và 3 cuộc hội thảo đầu bờ. Tổng số lượt người tham dự 300 lượt người. Hầu hết các hộ dân tham gia tập huấn đều nắm bắt quy trình kỹ thuật và canh tác thành thạo trên ruộng của mình, qua đó, đề tài đã được nhân rộng trên hầu hết các vùng trồng nho trọng điểm của tỉnh.
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 9 năm 2017. Kết thúc: tháng 8 năm 2019
7) Kinh phí thực hiện: 869,801 triệu đồng; trong đó
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 710,301 triệu đồng
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 159,5 triệu đồng.
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 đồng.