1) Tên nhiệm vụ: “Xây dựng và bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Nước mắm Cà Ná” 2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ AGL
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- PGS. TS. Lê Thị Nam Giang
- PGS.TS Trần Thị Thùy Dương
3.ThS.LS Nguyễn Ngọc Anh
- ThS.Nguyễn Thị Hạnh Lê
- CN. Võ Đăng Phương Thảo
- CN.Huỳnh Thanh Thịnh
- CN.Trần Hoàng Long
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu chung
– Sử dụng hệ thống quyền sở hữu trí tuệ như một công cụ đắc lực phục vụ cho việc nâng cao giá trị thương phẩm và phát triển các sản phẩm là đặc sản địa phương nói riêng, phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
– Duy trì danh tiếng sản phẩm, nâng cao đời sống người dân sản xuất và kinh doanh sản phẩm nước mắm Cà Ná. Từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
– Góp phần thực hiện từng bước việc nâng cao và gia tăng các hoạt động bảo hộ, xác lập quyền đối với các tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Mục tiêu cụ thể
– Đăng ký thành công Nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cà Ná” tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
– Xây dựng được hệ thống các văn bản quản lý Nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Cà Ná” phù hợp với thực tế khai thác và chế biến các sản phẩm này tại địa phương và chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận nói chung, huyện Thuận Nam nói riêng, đảm bảo việc kiểm soát hoạt động chế biến, cung ứng, bảo quản và xúc tiến thương mại cho sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
– Hoàn thành việc đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu chứng nhận khi được xác lập quyền sở hữu công nghiệp sẽ góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương và tăng lợi ích kinh tế cho các nhà sản xuất, kinh doanh.
– Xây dựng được hệ thống các văn bản phục vụ cho việc quản lý Nhãn hiệu chứng nhận và quy trình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nước mắm phù hợp với thực tế khai thác và chế biến các sản phẩm nước mắm tại địa phương và chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận nói chung, huyện Thuận Nam nói riêng.
– Tổ chức thành công các buổi hội thảo, tập huấn giới thiệu về Nhãn hiệu chứng nhận, các lợi ích của việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận trong việc gìn giữ và phát huy danh tiếng sản phẩm nước mắm tại huyện Thuận Nam.
Các buổi hội thảo, tập huấn cũng đã phổ biến cụ thể nội dung văn bản quản lý Nhãn hiệu chứng nhận, quy trình sản xuất nước mắm đạt các tiêu chuẩn được mang Nhãn hiệu chứng nhận cho đông đảo các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đặc biệt là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất và/hoặc kinh doanh nước mắm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác Nhãn hiệu chứng nhân trên thực tế.
– Thực hiện thành công các cuộc điều tra, khảo sát, thống kê và phân tích được thực trạng tình hình đánh bắt, sản xuất, chế biến, lưu trữ và tiêu thụ sản phẩm nước mắm nhằm phục vụ công tác quản lý và quy hoạch sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận.
– Áp dụng thí điểm thành công 01 mô hình sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận đối với nhà sản xuất điển hình, từ đó đề xuất phương án nhân rộng mô hình thí điểm.
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 10 năm 2016. Kết thúc: tháng 02 năm 2018
7) Kinh phí thực hiện.: 562.853.000 đồng , trong đó:
+ Kinh phí SNKH địa phương: 562.853.000 đồng .
+ Kinh phí của Tổ chức thực hiện: 0,0 đồng.
+ Nguồn khác (đối ứng của dân): 0,0 đồng..
8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 2018-259-08/KQNC Cấp ngày 11/9/2018