1) Tên nhiệm vụ: Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “OCOP Ninh Thuận”

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm tư vấn phát triển thương hiệu Việt Nam

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. TS. Bùi Văn Quyền
  2. CN. Trần Thị Ngọc
  3. CN. Nguyễn Thị Thanh Trúc
  4. TS. Phạm Ngọc Minh
  5. CN. Trần Thị Khuyên
  6. ThS. Đỗ Thị Bích Ngọc
  7. KS. Hoàng Văn Hữu

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Mục tiêu chung:
– Sử dụng hệ thống quyền sở hữu trí tuệ như một công cụ đắc lực phục vụ cho việc quản lý các sản phẩm OCOP của tỉnh nói riêng, phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
– Quảng bá và nâng cao danh tiếng, uy tín sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Thuận; nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm OCOP Ninh Thuận.
– Đảm bảo các sản phẩm OCOP Ninh Thuận chỉ được gắn NHCN ” OCOP Ninh Thuận” khi có đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định góp phần nâng cao uy tín, danh tiếng và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
Mục tiêu cụ thể:
– Xây dựng hồ sơ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NHCN ” OCOP Ninh Thuận” gồm: tờ khai, mẫu nhãn hiệu, quy chế quản lý, và sử dụng NHCN; ban hành bản đồ địa lý khu vực mang NHCN; giấy phép cho sử dụng địa danh; …và được chấp nhận đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ đối với NHCN ” OCOP Ninh Thuận”.
– Xây dựng được hệ thống các văn bản quản lý và các công cụ phương tiện đảm bảo chất lượng, nguồn gốc sản phẩm mang NHCN bao gồm:
+ Quy chế quản lý và sử dụng NHCN “OCOP Ninh Thuận”;
+ Quy chế cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN “OCOP Ninh Thuận”;
+ Quy chế kiểm soát việc sử dụng NHCN “OCOP Ninh Thuận;
+ Quy chế sử dụng tem nhãn mang NHCN “OCOP Ninh Thuận”;
+ Hệ thống biểu mẫu phục vụ quản lý và sử dụng NHCN ““OCOP Ninh Thuận”;
+ Cẩm nang NHCN “OCOP Ninh Thuận”.
– Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu như logoo, tem, nhãn, bao bì, card visit, bì thư, biển hiệu, standee, áo, mũ…
– Xây dựng mô hình quản lý NHCN “OCOP Ninh Thuận”;
Xây dựng mô hình thí điểm cho việc sử dụng NHCN “OCOP Ninh Thuận”, sản phẩm thí điểm là nho (mở rộng cho táo và măng tây).
Mục tiêu nhân rộng: 
Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế so sánh của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu.
Dự án có hiệu quả sẽ là mô hình mẫu để nhân rộng toàn vùng sản phẩm tại địa phương và cho các đặc sản khác của tỉnh trong thời gian tới.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

– Xác định được cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế của việc xây dựng NHCN “OCOP Ninh Thuận”.

– Đăng ký thành công NHCN “OCOP Ninh Thuận” tại Cục SHTT.

– Xây dựng được hệ thống các văn bản quản lý việc sử dụng NHCN “OCOP Ninh Thuận” phù hợp với thực tế của địa phương và chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận.

– Xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu gắn với NHCN “OCOP Ninh Thuận” nhằm quảng bá và phát triển sản phẩm chương trình OCOP. –

– Góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, trồng trọt, chế biến và cung ứng sản phẩm khi được cấp quyền sử dụng NHCN “OCOP Ninh Thuận”, chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với NHCN “OCOP Ninh Thuận”

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu:  tháng  08 năm 2020     Kết thúc:  tháng 07 năm 2021

7) Kinh phí thực hiện:  595,775 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 595,775 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:           0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                   0,0 triệu đồng.