1) Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tem điện tử thông minh trong việc truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền Thông Smart Life

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. KS.Nguyễn Thế Tiệp
  2. CN.Lê Thị Thu Hà
  3. KS.Nguyễn Tiến Đức
  4. KS.Phí Đình Thọ
  5. KS. Vương Đức Thiện
  6. CN.Bùi Quang Dũng
  7. Phan Văn Luông
  8. Phan Thị Mộng Huyền

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và truy xuất nguồn gốc nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã giữ vũng danh hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ
– Giúp doanh nghiệp quản lý được hàng hoá và bảo vệ sản phẩm của mình không bị làm giả, làm nhái, mạo thương hiệu và không bị chia sẻ thị phần với hàng giả, hàng nhái….
– Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được thông tin về sản phẩm, các tình trạng của sản phẩm bằng chữ, âm thanh, hình ảnh,….
– Giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm qua ứng dụng thương mại điện tử, chỉ dẫn cho người tiêu dùng địa chỉ bán sản phẩm gần nhất nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại của người tiêu dùng.
– Cung cấp công cụ hữu ích và giảm thiểu chi phí cho cơ quan chức năng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.
– Cung cấp cho nhà quản lý có công cụ để số hóa cơ sở sản xuất, chế biến, cơ sở phân phối, quản lý tổng thể và toàn diện chuỗi cung ứng.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Việc ứng dụng công nghệ trong phát triển thương hiệu và truy xuất nguồn gốc để quản lý và phát triển các sản phẩm nông sản đặc thủ được bảo hộ sở hữu trí tuệ được đánh giá có thể thắt chặt mối liên kết, tương tác đa chiều giữa 4 “nhà”: Nhà quản lý – Doanh nghiệp – Người sản xuất – Người tiêu thụ. Qua đó, giúp nâng tầm vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc để quản lý tốt chất lượng hàng hoá là việc làm cần thiết đối với không chỉ cơ quan chức năng mà còn là của người sản xuất. Có vậy, việc phát triển sản phẩm đặc thù của tỉnh mới thuận lợi và đạt kết quả mong muốn.  Đề tài đã hoàn thành và đạt được yêu cầu và mục tiêu đặt ra.

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu:  tháng  05  năm 2019     Kết thúc:  tháng 11 năm 2020

7) Kinh phí thực hiện:  888,58 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:  888,58  triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:              0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                      0,0 triệu đồng.