1) Tên nhiệm vụ: Bảo tồn nguồn gen Nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ Vườn Quốc gia Phước Bình
2) Tên tổ chức chủ trì: Vườn Quốc gia Phước Bình
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Công Vân
4) Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu lâu dài: Bảo tồn và phát triển nguồn gen Nấm Linh Chi thuộc chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ vườn Quốc gia Phước Bình, hướng đến phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương, góp phần ổn định thu nhập cho người dân, giảm áp lực đến tài nguyên VQG
Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá hiện trạng, thành phàn hóa học, hoạt tính sinh hoạc, sưu tập bổ sung, xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ phân bố, tiêu bản, hình ảnh một số loài Nấm Linh Chi (Ganoderma). Xây dựng và bổ sung danh lục nấm của VQG Phước Bình
Tuyển chọn, phân lập thành công, bảo tồn tại chỗ,, bảo tồn chuyển chỗ 2 loài nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ VQG Phước Bình
Xây dựng và bước đầu chuyển giao mô hình nuôi trồng nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ VQG Phước Bình cho nhân dân
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
Điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung và tư liệu hóa nguồn gen nấm Linh Chi (Ganoderma) tại VQG Phước Bình
Điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung nguồn gen nấm Linh Chi (Ganoderma) tại VQG Phước Bình
Định danh và bổ sung danh lục cho VQG Phước Binh
Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức
Bảo tồn an toàn nguồn gen nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ VQG Phước Bình
Bảo tồn chuyển chỗ
Bảo tồn tại chỗ
Đánh giá nguồn gen nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ VQG Phước Bình
Đánh giá sơ bộ nguồn gen nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ VQG Phước Bình
Đánh giá chi tiết nguồn gen nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ VQG Phước Bình
Phân tích thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học của các loài nấm Linh Chi được bảo tồn tại VQG Phước Bình
So sánh thành phần hoạt chất với các loài nấm Linh Chi đang có trên thị trường
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật và chuyển giao mô hình nuôi trồng nấm Linh Chi tại VQG Phước Bình
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi trồng nấm Linh Chi
Chuyển giao mô hình nuôi trồng nấm Linh Chi cho nhân dân
Đánh giá bước đầu hiệu quả của mô hình
Đào tạo tập huấn: Đào tạo 5 kỹ thuật viên, tổ chức 01 hội thảo khoa học giới thiệu kết quả của đề tài
5) Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp
6) Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Kế thừa các tài liệu của VQG Phước Bình, các tài liệu khoa học liên quan để xây dựng biểu mẫu và tuyến điều tra
Phương pháp điều tra
– Quan sát kết hợp với phỏng vấn người dân sống quanh VQG Phước Bình để thu thập thông tin
– Điều tra, khảo sát, thu thập mẫu, ghi nhận vùng phân bố và các chỉ tiêu về điều kiện sinh thái
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Thực nghiệm tự nhiên: Bảo tồn tại chỗ ngoài tự nhiên
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm:
Bảo tồn chuyển chỗ nguồn gen nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ VQG Phước Bình
Phân tích thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính sinh học của các loài nấm Linh Chi được bảo tồn tại VQG Phước Bình
Phương pháp chuyên gia:
Dùng để định danh và bổ sung danh lục cho VQG Phước Bình, so sánh hoạt chất với các loài nấm Linh Chi trên thị trường
7) Kết quả dự kiến:
Giống của 05 loài nấm Linh Chi (Ganoderma) thu được từ VQG Phước Bình được bảo tồn, lưu trữ an toàn tại VQG; hệ sợi giống gốc thu từ VQG Phước Bình được lưu trữ bằng kỹ thuật lạnh sâu; Có lý lịch của giống
Giống của 02 loài nấm Linh Chi (Ganoderma) thu được từ VQG Phước Bình được bảo tồn, lưu trữ an toàn tại Viện CNSH&TP thuộc trường đại học Công nghiệp TPHCM; hệ sợi giống gốc thu từ VQG Phước Bình được lưu trữ bằng kỹ thuật lạnh sâu; Có lý lịch của giống
Bộ tư liệu về nguồn gen nấm Linh Chi có nguồn gốc từ VQG Phước bình (gồm phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, CSDL dạng văn bản và dạng số), thông tin dữ liệu đày đủ, chính xác của ít nhất 05 loài
Báo cáo chuyên đề khoa học:Quy trình bảo tồn các loài nấm Linh Chi (Ganoderma) tại VQG Phước Bình) đầy đủ thông tin về nguồn gen bảo tồn, các biện pháp bảo tồn, phương pháp bảo tồn chuyển chỗ và tại chỗ
Mô hình và Quy trình kỹ thuật nuôi trồng nấm Linh Chi trong nhà và ngoài tự nhiên:
Ngoài tự nhiên: 1000 bịch/loài x 2 loài
Mô hình trong nhà: 1500 bịch/loài x 2loài/đợt tại VQG Phước bình; 1500 bịch/loài x 2loài/đợt tại Trung tâm TT-ƯD TBKH&CN Ninh Thuận
Báo cáo kết quả theo dõi mô hình và so sánh giữa mô hình ngoài tự nhiên và trong nhà
Quy trình hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng kể cả cộng đồng
Mô hình và kết quả chuyển giao mô hình trồng nấm Linh Chi cho dân:
Mô hình chuyển giao 300 bịch phôi nấm/hộ/đợt x 5 hộ
Báo cáo kết quả theo dõi mô hình
Báo cáo đánh giá bước đầu hiệu quả của mô hình
Kỹ thuật viên được đào tạo 05 kỹ thuật viên được đào tạo thành thạo
01 bài báo được công bố trên tạp chí chuyên ngành
01 chương trình Tạp chí KH&CN trên truyền hình Ninh Thuận
Báo cáo tổng kết đề tài . Trình bày đầy đủ, rõ ràng, logic quá trình thực hiện đề tài và kết quả thực hiện các nội dung đã nêu trong thuyết minh đề tài
8) Thời gian thực hiện: 36 tháng
Bắt đầu: từ 11/2016
Kết thúc: đến 11/2019
Home Nhiệm vụ KHCN đang thực hiện NĂM 2018 Bảo tồn nguồn gen Nấm Linh Chi (Ganoderma) có nguồn gốc từ...