1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hấp tại các làng nghề chế biến cá cơm khô hấp của tỉnh Ninh Thuận.
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- TS. Phạm Trung Sản
- TS. Phan Đỗ Hùng
- KSC. Phạm Văn Lâm
- ThS. Đặng Xuân Cường
- ThS. Trương Anh Khoa
- ThS. Phạm Đức Thịnh
- ThS. Trần Mai Đức
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
4.1 Mục tiêu chính:
Giảm thiểu ô nhiễm nước thải, cải thiện môi trường và thu hồi các nguyên vật liệu có ích, giảm giá thành sản xuất cá khô hấp tại các làng nghề chế biến cá khô hấp.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
– Xây dựng mô hình xử lý nước thải phù hợp với quy mô hộ gia đình nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường tại các làng nghề cá khô hấp.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Đề tài đã thực hiện các nội dung sau theo như đã đăng ký trong TMĐC.
– Đã khảo sát đánh giá sơ bộ hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chế biến cá khô hấp, thu mẫu phân tích và phân loại mức độ ô nhiễm đối với các chỉ tiêu chính gồm COD, BOD, N- tổng, Cl–, lượng thải.
-Nghiên cứu xử lý nước thải bằng các phương pháp lọc, keo tụ hóa lý, phương pháp địện hóa, phương pháp vi sinh kỵ khí và đưa ra các thông số tối ưu cho mỗi phương pháp.
– Trên cơ sở phân tích đánh giá đã đưa ra mô hình xử lý thích hợp gồm các phương pháp chính đó là keo tụ hóa lý – vi sinh kỵ khí- oxy hóa điện hóa – lọc.
– Đã thiết kế chế tạo mô hình quy mô phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy mô hình đưa ra có tính khả thi.
– Đã tính toán, thiết kế mô hình thực tế, lắp đặt và chạy thử 2 đợt, thu mẫu và phân tích kết quả nước thải đầu ra 8 đợt nhằm điều chỉnh đưa ra các thông số thích hợp.
Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp, hiệu suất xử lý theo COD theo tải trọng đầu vào đã lựa chọn và đưa ra một mô hình tương đối đơn giản gồm: lọc sơ bộ – keo tụ hóa lý – vi sinh kỵ khí – oxy hóa điện hóa – lọc.
– Kết quả chạy thử mô hình trong phòng thí nghiệm cũng như thực tế cho thấy mô hình trên có thể xử lý được nước thải cá cơm khô hấp đạt QCVN 11:2008/BTNMT nếu được thiết kế thích hợp và lựa chọn các thông số phù hợp.
– Từ kết quả chạy thử, nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa ra một bản vẽ thiết kế, các thông số kỹ thuật chủ yếu và quy trình xử lý. Ưu điểm của mô hình này là khá đơn giản và có thể dễ dàng hiệu chỉnh chất lượng nước thải đầu ra khi tải trọng đầu vào thay đổi bằng cách tăng hoặc giảm dòng điện của bể xử lý điện hóa hoặc giảm, tăng thời gian điện hóa
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 01/2012 Kết thúc: tháng 4/ 2013
7) Kinh phí thực hiện.: 578,8 triệu đồng; trong đó
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 578,8 triệu đồng.
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 0,0 triệu đồng.
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 triệu đồng.