1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp quản lý, phòng ngừa hiệu quả bệnh hại trên cây Nha Đam (Aloe vera) theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường, đảm bảo năng suất và chất lượng

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. TS. Nguyễn Thị Nhã
  2. TS. Thân Văn Thái
  3. TS. Phạm Hữu Nhượng
  4. ThS. Giang Cẩm Tú
  5. KS. Hồ Thị Cẩm Nguyên
  6. ThS. Trần Thị Quý
  7. TS. Ngô Thị Lam Giang
  8. TS. Vũ Thị Huyền Trang
  9. KS. Nguyễn Lê
  10. KS. Trương Thị Tố Trinh

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Mục tiêu đề tài: 
Xây dựng được giải pháp quản lý, phòng ngừa hiệu quả bệnh hại trên cây Nha đam (Aloe vera) theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường, đảm bảo đạt năng suất và chất lượng.
– Mục tiêu cụ thể:
+  Điều tra, khảo sát các loại bệnh thường xuất hiện, và mức thiệt hại do bệnh gây ra trên cây nha đam tại các vùng trồng chủ yếu ở Ninh Thuận.
+  Xác định tác nhân gây bệnh, con đường xâm nhiễm, lan truyền, sự tác động của các biện pháp canh tác và các yếu tố môi trường đến sự tồn tại, xâm nhiễm và lan truyền tác nhân gây bệnh, phổ ký chủ của tác nhân gây bệnh.
+  Xây dựng quy trình quản lý bệnh hại tổng hợp (IDM) trên cây Nha đam.
+  Thực nghiệm và chuyển giao quy trình quản lý bệnh hại tổng hợp (IDM) trên cây Nha đam tại tỉnh Ninh Thuận (Mô hình thực nghiệm giảm 75% Chỉ số bệnh và tăng hiệu quả kinh tế 10% so với sản xuất đại trà, sản phẩm đạt tiêu chí an toàn Vietgap).

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Có 6 loại bệnh trên cây nha đam trồng tại Ninh Thuận, trong đó ba bệnh hại phổ biến là thối nhũn, bệnh đốm lá và teo đầu lá. Bệnh thối nhũn do vi khuẩn E. cloacae gây ra, nguy cơ gây hại nặng nếu không được theo dõi, loại bỏ mầm bệnh. Bệnh đốm lá do nấm  Alternaria sp. gây ra và bệnh teo đầu lá do nấm Curvularia hawaiiensis gây ra và gây hại mức độ nhẹ. Người trồng không phun thuốc hóa học trừ nấm và vi khuẩn và đa số họ chưa có thói quen làm vệ sinh như khử trùng dụng cụ trồng, thu hoạch.

Đã hoàn thiện quy trình quản lý bệnh hại tổng hợp trên cây Nha đam, thực nghiệm và chuyển giao quy trình cho 80 lượt nông dân trồng nha đam tại phường Văn Hải và Mỹ Bình.

2ha MH cây 1,5 năm tuổi và MH cây 2,0 năm tuổi có năng suất tăng 9-13 %, lợi nhuận tăng 10,7-15,4 %, tỷ lệ sinh lời 5,0-5,6. Bệnh hại giảm thiểu sau 7 tháng triển khai, HQPT đốm lá 30-50 %, HQPT bệnh teo đầu lá 11 %-15 %, bệnh thối nhũn không gây hại; dư lượng nitrate trong gel thấp hơn nhiều ngưỡng hàm lượng cho phép nhiều loại cây trồng phổ biến ở Ninh  Thuận.

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu:  tháng  06 năm 2019     Kết thúc:  tháng 05 năm 2022

7) Kinh phí thực hiện:  1.232,4 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 1.112,4 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:           0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):               120,0 triệu đồng.