1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản một số loại râu quả chủ lực của tỉnh Ninh thuận (Măng tây xanh, Nho) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- TS. Nguyễn Trung Đức
- ThS. Nguyễn Thị Miền
- GS.TS. Nguyễn Văn Khôi
- TS. Nguyễn Thanh Tùng
- TS. Phạm Thị Thu Hà
- TS. Phạm Thu Trang
- CN. Đỗ Công Hoan
- CN. Dương Thị Hiền
- ThS. Nguyễn Thu Hương
- ThS. Nguyễn Thị Tuyến
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu tổng thể:
Xây dựng được quy trình công nghệ bảo quản một số loại rau quả chủ lực của tỉnh Ninh Thuận(Măng tây xanh, Nho) bằng màng bao gói khi quyển biến đổi (MAP). Chuyển giao công nghệ bảo quản cho doanh nghiệp địa phương.
Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng được quy trình công nghệ bảo quản măng tây xanh và nho tại Ninh Thuận bằng màng bao gói khí quyển biến đổi(MAP) gồm các công đoạn: thu hái và sơ chế, tiền xử lý, đóng gói và bảo quản.
+ Xây dựng thành công mô hình bảo quản măng tây xanh và nho tại Ninh Thuận (quy mô 200 kg mỗi loại) bằng màn bao gói khí quyển (MAP) có thời gian bảo quản kéo dài hơn 2-3 lần so với đối chứng (Tối thiểu được 20 ngày) với tổn thất sau bản quản < 10%.
+ Tập huấn, chuyển giao cho doanh nghiệp địa phương công nghệ ứng dụng màng bao gói khí quyển (MAP) để bảo quản măng tây xanh, nho.
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu với sự ủng hộ của các cơ quan quản lý, sự phối hợp hiệu quả của các đơn vị thực hiện, nhóm thực hiện đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
1. Đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ bảo quản măng tây xanh Ninh Thuận bằng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP).
Măng tây sau khi thu hái được chấm chân vào 3-5cm nước đá lạnh và vận chuyển về nơi đóng gói, bảo quản. Măng tây được sục ozon trong 10 phút, ngâm dung dịch CaCl2 0,6% 10 phút, tỷ lệ nước/măng tây là 4:1 (thể tích/khối lượng).
Măng tây được bao gói bằng màng MAP làm từ nhựa PE, dày 25µm, có độ thẩm thấu khí O2 và CO2 tương ứng là 0,36 – 1,52 (cm3.mm/m2.ngày.atm) và bảo quản ở 4-5oC, RH 85-90% trong 30 ngày. Sau bảo quản, măng tây được chia thành bó nhỏ 0,5kg, bọc màng mỏng PVC và duy trì ở 150C trong 7 ngày.
Sau 30 ngày bảo quản và 7 ngày ra kho, chất lượng măng tây vẫn đảm bảo đáp ứng TCVN 11410:2016 đối với măng tây tươi.
2. Đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ bảo quản nho xanh Ninh Thuận bằng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP).
Nho được thu hái sau 120 ngày cắt cành, sau đó được tiền xử lý bằng cách ngâm dung dịch NaClO 0,1% trong 5 phút, tỷ lệ nguyên liệu/nước là 1/3 (khối lượng/thể tích). Sau đó, nho được bao màng MAP làm từ nhựa PE, dày 30µm, có độ thẩm thấu khí O2 và CO2 tương ứng là 0,33-1,50(cm3.mm/m2.ngày.atm) và bảo quản ở 4-5oC, RH 85-90% trong 60 ngày. Sau bảo quản, nho được đóng vào các hộp PET và duy trì ở 150C trong 7 ngày .
Sau 60 ngày bảo quản và 7 ngày ra kho, chất lượng nho được duy trì ổn định và đáp ứng TCVN 10743:2015 đối với quả nho tươi.
3. Đã phối hợp với Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại nông sản Thái Thuận – Ninh Thuận xây dựng mô hình quy mô 200kg mỗi loại.
– Thời gian bảo quản măng tây xanh là 25 ngày, tỷ lệ hư hỏng là 8,05%. Thời gian bảo quản nho là 30 ngày, tỷ lệ hư hỏng là 3,15%.
– Hiệu quả kinh tế ước tính lãi ròng đối với măng tây xanh là 19.258.165 (đồng/tấn) so với quy trình sản xuất cũ là 5.398.161 (đồng/tấn), đối với nho là 15.258.165 (đồng/tấn) so với quy trình sản xuất cũ là 4.476.744 (đồng/tấn).
4. Quy trình công nghệ sơ chế, xử lý, bao gói măng tây xanh và nho bằng màng bao gói khí quyển biến đổi MAP đã được chuyển giao cho 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại nông sản Thái Thuận – Ninh Thuận và Trung tâm thông tin – ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ – Ninh Thuận Địa chỉ: 66H Hải Thượng Lãn Ông – TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
5. Kết quả khác của đề tài:
Công trình khoa học: Đã đăng 02 bài trên Tạp chí Hóa học và Ứng dụng, số 2(57)/2021.
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 11/2019 Kết thúc: tháng 12/2021
7) Kinh phí thực hiện: 901.952 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 901.952 triệu đồng.
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 0,0 triệu đồng.
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 triệu đồng.