1) Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật có khả năng ức chế Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận.

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ:  Trung tâm giống Hải sản cấp I Ninh Thuận

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. ThS Dư Ngọc Tuân
  2. ThS. Nguyễn Văn Minh (Đồng chủ nhiệm)
  3. ThS. Nguyễn Thị Hằng
  4. KS. Phạm Anh Phương
  5. CN. Phạm Ngọc Linh
  6. KS. Thái Thị Liên
  7. KS. Tô Đình Ba
  8. CN. Võ Đình Dũng

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật có khả năng ức chế V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm thẻ  chân trắng, tạo ra được 02 loại chế phẩm vi sinh xử lý nước nuôi tôm và trộn thức ăn hỗ trợ  tiêu hóa có khả năng ức chế V. parahaemolyticus, góp phần hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

Kết quả nghiên cứu, thử nghiệm ban đầu của đề tài đã đạt một số kết quả khả quan về  hiệu quả  ức chế  vi khuẩn V.parahaemolyticus  trong  ao  nuôi  thương  phẩm.

– Xác định được 12 chủng Vibrio sp. có động lực mạnh từ 56 chủng được phân lập từ 30 mẫu tôm thẻ  chân trắng có dấu bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPND). Trong đó, xác định có 9 chủng mang gen độc tố PirA  là Vibrio  sp. NH5.3, NH6.3c, NH8.4, NT2.5, NT2.8, NT4.5, NT6a, NT7, NT17a. Đồng thời xác định được chủng Vibrio sp. NT2.5 có độc lực mạnh nhất, LD50 = 8,34 x 103 CFU/mL.

– Kết quả định danh các chủng vi khuẩn Vibrio  sp. có độc lực mạnh cho thấy: Các chủng Vibrio NT2.5, NT2.8, NT6a, NT4.5, NH8.4 và NH5.3c có tỉ lệ tương đồng trên 80%  so với Vibrio parahaemolyticus  theo khóa phân loại của Bergey. Kết quả định danh sinh học phân tử  cho thấy các chủng Vibrio  sp. NH5.3, NH6.3c, NH8.4, NT2.5, NT2.8, NT4.5, NT6a, NT7, NT17a  tương đồng với  loài  Vibrio parahaemolyticus.

–  Xác định  Bacillus polyfermenticus  F27 có khả  năng  ức chế  Vibrio parahaemolyticus  gây AHPND  trong  điều kiện thí nghiệm invitro, với  đường kính vòng kháng lớn nhất là 18,50 mm. Ở thử nghiệm nuôi tôm thùng 25l,  kết quả đánh giá khả  năng kiểm soát và  ức chế  V. parahaemolyticus  gây bệnh AHPND của  B. polypermenticus F27 ở mật độ 106 CFU/mL, 107 CFU/mL có tỷ  lệ bảo vệ  (RPS) lần lượt là 73,17, 80,49 %.

– Nghiên cứu và sản xuất thành công 2 loại chế phẩm vi sinh dùng để trộn thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa tôm nuôi là PVS01 và dùng xử lý nước nuôi tôm là CPVS 02 có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong nước nuôi tôm. Kết quả sử dụng 02 loại chế phẩm CPVS 01 và CPVS 02 để thử nghiệm tính hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh EMS/AHPND quy mô bể nuôi tôm 1,5 m3 cho thấy ở mật độ 106 CFU/mL, 107 CFU/mL có tỷ lệ bảo vệ (RPS) lần lượt là: 77,61 %, 83,93 %.

– Thử nghiệm thành công hiệu quả phòng, trị bệnh EMS/AHPND của 02 loại chế phẩm vi sinh CPVS 01 và CPVS 02 quy mô 03 ao nuôi tôm thương phẩm 1.000m3/ao, kết quả cho thấy:

  • Giúp kiểm soát tốt các chỉ số môi trường ao nuôi: NH3, NO2, màu nước…đặc biệt là kiểm soát tốt mật độ vi khuẩn V.parahaemolyticus, do vậy đã phòng ngừa tốt bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên cả 03 ao thử nghiệm. Ngoài ra, chế phẩm vi sinh còn giúp phòng ngừa bệnh phân trắng, giúp tôm khỏe mạnh và phát triển tốt.
  • Tôm thu hoạch sau 90 nuôi đạt kích cỡ trung bình 75 con/kg; tỉ lệ sống 92%; Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình 1,62.

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 7/2017 . Kết thúc: tháng 12/2019

7) Kinh phí thực hiện: 793,883 triệu đồng, trong đó:

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:        793,883 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:              0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                         0,0 triệu đồng.