1) Tên nhiệm vụ: Sưu tầm, biên dịch và xuất bản di văn Hán Nôm trong các di tích lịch sử, văn hóa ở Ninh Thuận
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Hán Nôm
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:
- TS. Vương Thị Hường
- 2. TS. Phạm Văn Tuấn
- 3. Phan Quốc Anh
- 4. TS. Dương Tuấn Anh
- 5. Nguyễn Tuấn Cường
- 6. CN. Hoàng Hải Hiền
- 7. Th Nguyễn Đình Hưng
- 8. Th Nguyễn Tô Lan
- 9. Th Hồ Sĩ Sơn
- 10. T Trương Thị Thủy
4) Mục tiêu của nhiệm vụ:
Mục tiêu:
– Cung cấp bức tranh toàn diện tư liệu Hán- Nôm về tỉnh Ninh Thuận cả ở trong và ngoài tỉnh Ninh Thuận. Đánh giá về số lượng, hình thức tồn tại (trên bia đá, chuông đồng, giấy dó, gỗ…), loại hình văn bản Hán – Nôm (sắc phong, thần tích, gia phả….) và nội dung mà tư liệu Hán – Nôm (dư địa chí, phong tục tín ngưỡng, kinh tế, luật…) về tỉnh Ninh Thuận. Từ đó có những đánh giá khái quát, xác thực giá trị mà khối tư liệu này mang lại trong đời sống văn hóa của nhân dân địa phương.
– Nêu ra một số biện pháp để phát huy giá trị mà tư liệu Hán – Nôm của tỉnh mang lại trong xây dựng kinh tế, du lịch và văn hóa của tỉnh nói riêng và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cả nước nói chung. .
5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):
Để thực hiện hóa đề tài: Sưu tầm, biên dịch và xuất bản di văn Hán – Nôm tại các di tích lịch sử văn hóa ở Ninh Thuận, mang mã số NS: 2, được triển khai theo đúng tiến độ, sản phẩm đạt và vượt yêu cầu.
Đoàn cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã rất chú trọng tới việc sao chụp, in dập những hiện vật gốc có chứa di văn Hán Nôm. Gần như tất cả những di văn đó đều được chụp ảnh, lưu trữ file ảnh gốc. Việc làm này đảm bảo vừa lưu trữ an toàn, vừa đảm bảo phục vụ công việc trùng tu, khắc phục sự cố sau này. Đối với một số hiện vật có chứa di văn Hán Nôm, để lấy mẫu số đo, kích thước, kiểu chữ, kiểu tạo tác đặc trưng như bia đá, biển gỗ, văn khắc… đã in rập theo đúng kích thước. Những sản phẩm này đã được thực hiện theo đúng quy trình: in mẫu, lưu địa chỉ và lược thuật nội dung.
Đề tài được triển khai với các nội dung chính:
– Kiểm kê di văn Hán – Nôm tại tỉnh Ninh Thuận (đã được Sở Văn hóa– Thể thao và Du lịch Ninh Thuận thống kê tới thời điểm năm 2016). Phòng quản lý khoảng 50 bộ Hồ sơ về các di tích, trong đó chúng tôi đã sàng lọc và thống kê số Hồ sơ mà Sở/Phòng sưu tầm có Hán Nôm gồm: 27 di tích.
Trong mỗi Hồ sơ di tích, Sở/Phòng đều viết Hồ sơ và lưu giữ hết sức cẩn thận. Mỗi bộ Hồ sơ đều có phần Khảo tả hiện trạng, kết cấu xây dựng, diện tích (cùng sơ đồ di tích). Các hiện vật lưu giữ trong các di tích đều được chụp ảnh và mô tả cụ thể. Phần Sưu tầm, sao chép, phiên âm, dịch nghĩa di văn Hán Nôm phần chế bản chữ Hán chưa được nhiều (chủ yếu là chép tay) nhưng đã thể hiện công việc khá tỷ, công phu.
Sưu tầm toàn bộ di văn Hán -Nôm tại tỉnh Ninh
– Lập phiếu điều tra di tích theo địa bàn xã, phường (số lượng, thể loại di văn/di tích; loại hình di tích: đình, chùa, miếu, nghè…):
– In rập di văn Hán Nôm trên địa bàn tỉnh
– Sao chép tư liệu chữ Hán, chữ Nôm (Hoành phi, câu đối, đại tự) trong các di tích.
– Phiếu lược thuật tư liệu gồm 8 yếu tố: Tên văn bản, tác giả, niên đại, ngôn ngữ sử dụng, kích thước, số trang, nơi lưu giữ, tóm tắt nội dung.
– In chụp sắc phong, bài vị.
Lập Hồ sơ và chỉnh lý tư liệu Hán -Nôm tại Ninh Thuận
– Lập Hồ sơ theo hiện trạng từng di tích (sắp xếp, biên mục thành các nhóm tư liệu theo di tích trên địa bàn thôn, xã). Trong 252 di tích đã được khảo sát trên địa bàn, chúng tôi đã lọc được 150 di tích trên địa bàn tỉnh có lưu giữ di văn Hán Nôm. Các tài liệu Hán Nôm này đã được sao chụp thành ảnh hoặc in dập thủ công để lưu trữ. Tất cả ảnh và sản phẩm in dập (thác bản) đều được sắp xếp theo đơn vị di tích, thôn, xã (phường), huyện, thành phố.
– Lập Hồ sơ sau khi hiệu duyệt văn bản (chỉnh sửa những chỗ tư liệu viết sai, chưa chuẩn, sắp xếp, biên mục thành các nhóm tư liệu theo di tích trên địa bàn thôn, xã). Toàn bộ sản phẩm sưu tầm di văn Hán Nôm đều được quản lý trên file mềm, sắp xếp theo đơn vị di tích, thôn, xã (phường), huyện, thành phố để tiện sử dụng và quản lý. Đặc biệt những di văn này đã được khảo cứu, chỉnh lý để đưa vào cuốn sách để xuất bản.
– Lập phiếu thư mục 8 yếu tố: Tác giả, niên đại, ngôn ngữ sử dụng, kích thước, số trang, nơi lưu giữ, tóm tắt nội dung tài liệu. Tài liệu là thác bản (văn bia, chuông, biển gỗ, ván khắc…) đều đã được lược thuật đầy đủ 8 yếu tố.
Tất cả kết quả của tư liệu sưu tầm này đã được số hóa và in trong 03 đĩa CDR.
+ Tổ chức Hội thảo/Tọa đàm chủ đề: Di văn Hán – Nôm tỉnh Ninh Thuận và ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa, tín ngưỡng tại địa phương; Đã hoàn thành năm 2018 với 05 báo cáo đặt hàng và buổi tổ chức thảo luận có chất lượng tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
+ Tập huấn: Tổ chức 01 buổi Tập huấn về công tác sưu tầm, phục chế, số hóa tư liệu cho cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di tích, các ban quản lý di tích. Buổi tập huấn phổ biến kiến thức về phương pháp bảo quản tư liệu, phương pháp sưu tầm và đặc biệt là những trao đổi, thảo luận giữa cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm với các cán bộ làm công tác quản lý văn hoá tại Ninh Thuận đã giải đáp được phần nào về ngôn ngữ, ảnh hưởng của văn hoá Hán Nôm trên địa bàn tỉnh.
+ 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành (Tạp chí Hán Nôm): Khảo sát tài liệu Châu bản triều Nguyễn Ninh Thuận (tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1).
+ Xuất bản Bộ sách Di sản Hán Nôm tỉnh Ninh Thuận: Toàn bộ số tài liệu đã phiên dịch, giải mã văn bản (1.400 trang) đều được Hiệu đính, biên tập, đọc duyệt và hoàn thiện bản thảo. Hiện đang tiến hành làm thủ tục in ấn. Bộ sách Di sản Hán Nôm tỉnh Ninh Thuận gồm 3 tập: Tập 1: phiên dịch giới thiệu 174 văn bản Sắc phong và 14 văn bản Bằng sắc. Tập 2: phiên dịch giới thiệu 41 văn bản Châu bản triều Nguyễn. Tập 3: tuyển chọn giới thiệu một số câu đối, hoành phi, văn bia, địa bạ của tỉnh Ninh Thuận. Ở phần đầu của mỗi tập đều có bài khảo cứu và giới thiệu về tư liệu nhằm giúp người đọc hình dung toàn bộ số lượng văn bản, nội dung chính, đặc điểm văn bản và một số nhận định về nội dung những văn bản này. Phần dịch chú, ngoài việc cung cấp cho độc giả văn bản gốc đính kèm còn có phần chế bản chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và chú thích (nếu cần) để người đọc tiện tra cứu, trích dẫn. Bộ sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích, đóng góp tư liệu cho nghiên cứu văn hóa, lịch sử địa phương cũng như nghiên cứu văn hóa nước nhà.
Số lượng tư liệu được dịch chú và giới thiệu trong bộ sách Di sản Hán Nôm tỉnh Ninh Thuận lần này mới chỉ là bước khởi đầu trong số hàng ngàn trang tư liệu đã sưu tầm được của nhóm thực hiện đề tài. Mong rằng, trong tương lai không xa, di sản Hán Nôm Ninh Thuận vẫn tiếp tục được khảo cứu và giới thiệu. .
6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
Bắt đầu: tháng 07/2017. Kết thúc: 06/2019.
7) Kinh phí thực hiện: 1.342,546 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 1.342,546 triệu đồng.
+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì: 0,0 triệu đồng.
+ Khác (vay, huy động…): 0,0 triệu đồng.