1) Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững vùng đồng bào dân tộc Raglai đặc biệt khó khăn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Thông tin – Ứng dụng tiến bộ KH&CN Ninh Thuận
3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: Trần Lập Kim
4) Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:
4.1 Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Xây dựng thành công mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khô hạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần tạo sinh kế cho các hộ dân vùng đồng bào dân tộc Raglai tại vùng đặc biệt khó khăn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu ứng dụng triển khai các mô hình sản xuất:
Tổ chức triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho người dân Raglai tiếp nhận 04 quy trình kỹ thuật do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Trung tâm Công nghệ sinh học chăn nuôi – Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ tư vấn, chuyển giao, phù hợp với điều kiện canh tác và chăn nuôi tại tỉnh Ninh Thuận:
Mô hình trồng luân canh: (01 quy trình)
+ Quy trình trồng luân cây bắp lai – cây đậu xanh giống mới, chịu hạn và áp dụng các giải pháp kỹ thuật sản xuất phù hợp vùng khô hạn;
Mô hình trồng xen canh: (01 quy trình)
+ Quy trình trồng xen canh cây sắn – cây đậu xanh, áp dụng các giải pháp kỹ thuật sản xuất phù hợp vùng khô hạn.
Mô hình trồng cây công nghiệp và chăn nuôi: (02 quy trình)
+ Quy trình trồng thâm canh mía giống mới, chịu hạn tạo vùng nguyên liệu hàng hóa và áp dụng các giải pháp kỹ thuật sản xuất phù hợp vùng khô hạn.
+ Quy trình ứng dụng công nghệ vi sinh chế biến phụ phẩm nông nghiệp (thân lá sắn, thân lá bắp) làm thức ăn dự trữ cho gia súc.
2. Mục tiêu đào tạo, tập huấn:
+ Đào tạo, tập huấn cho 05 cán bộ kỹ thuật và 10 kỹ thuật viên là người địa phương có trình độ chuyên môn để đào tạo và xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên cùng tham gia triển khai dự án và nhân rộng mô hình sau khi kết thúc dự án.
+ Tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất cho khoảng 300 lượt người vùng dự án, giúp cho đồng bào dân tộc nâng cao nhận thức, tự chủ trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập.
4.2 Nội dung chính:
Khảo sát, điều tra xây dựng vùng phát triển nông nghiệp hợp lý:
Tiếp nhận và chuyển giao các quy trình công nghệ:
Xây dựng mô hình áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong canh tác một số loại cây trồng (bắp lai, sắn, mía, đậu xanh) và chăn nuôi:
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất luân canh cây bắp lai – cây đậu xanh giống mới, chịu hạn:
+ Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất xen canh cây sắn – cây đậu xanh.
+ Xây dựng mô hình trồng thâm canh mía:
Xây dựng mô hình chăn nuôi: Ứng dụng công nghệ vi sinh chế biến phụ phẩm nông nghiệp (thân lá sắn, thân lá bắp, thân lá đậu xanh) ủ chua làm thức ăn bổ sung cho gia súc.
Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn nhân dân:
5) Lĩnh vực nghiên cứu:
40199 – Khoa học công nghệ trồng trọt khác
6) Phương pháp nghiên cứu:
Giải pháp về khoa học và công nghệ:
– Tổ chức điều tra, khảo sát xác định vị trí vùng bố trí mô hình hợp lý.
– Lựa chọn các loại giống có tiềm năng, năng suất cao, các quy trình canh tác phù hợp với thổ nhưỡng vùng triển khai, quy trình công nghệ ủ chua thức ăn cho gia súc phù hợp điều kiện địa phương.
– Áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp như luân canh, xen canh bằng các cây họ đậu nhằm cải tạo đất, bảo vệ môi trường đất, hạn chế hiện tượng thoái hóa đất do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ hỗ trợ chuyển giao.
– Áp dụng công nghệ vi sinh trong chế biến thức ăn gia súc bằng phương pháp lên men yếm khí để ủ chua thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp do Trung tâm Công nghệ sinh học chăn nuôi, thuộc Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ.
– Trung tâm Thông tin-Ứng dụng tiến bộ KH&CN Ninh Thuận tiếp nhận, triển khai các quy trình kỹ thuật, bố trí nhân lực, phương tiện và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho sản xuất; phối hợp với đơn vị chuyển giao tiếp tục hoàn thiện các quy trình kỹ thuật phù hợp với địa phương.
– Phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Bác Ái; Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Bác Ái; Trạm Thú y huyện trong công tác triển khai các mô hình trồng trọt và chăn nuôi.
– Phối hợp với UBND các xã vùng dự án tập huấn hướng dẫn nhân dân quy trình kỹ thuật ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trồng bắp lai, sắn, đậu xanh, mía và chăn nuôi gia súc có sừng nâng cao kiến thức, mang lại hiệu quả sản xuất thực hiện các mô hình.
Giải pháp về đào tạo và nhân lực:
– Trung tâm Thông tin-Ứng dụng tiến bộ KH&CN có trách nhiệm tuyển chọn những cán bộ có năng lực quản lý, tâm huyết với công việc để đào tạo và tiếp nhận các quy trình trồng trọt và chăn nuôi.
– Đơn vị chuyển giao là Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ và Trung tâm Công nghệ sinh học chăn nuôi, thuộc Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ sẽ tổ chức đào tạo các cán bộ kỹ thuật và kỹ thuật viên cho dự án (do Trung tâm đề cử) đúng yêu cầu trong nội dung.
– Phương pháp đào tạo, tập huấn:
+ Đào tạo các cán bộ kỹ thuật và kỹ thuật viên cho dự án theo phương pháp tại chỗ.
+ Tập huấn nông dân theo phương pháp cầm tay chỉ việc.
Giải pháp về chuyển giao quy trình công nghệ
+ Chuyển giao quy trình công nghệ theo phương pháp khuyến nông, hình thức cầm tay chỉ việc.
+ Các quy trình kỹ thuật được tập huấn và phổ biến sâu rộng cho nhân dân trước và trong khi tổ chức triển khai các mô hình, các quy trình kỹ thuật trong từng vụ, lặp đi lặp lại nhiều lần giúp bà con dân tộc nắm bắt được quy trình kỹ thuật canh tác, chăn nuôi.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong quá trình triển khai các mô hình phối kết hợp với các doanh nghiệp, cơ sở trong và ngoài tỉnh (Công ty CP Giống Nha Hố, Công ty chế biến tinh bột mì, Công ty CP mía đường Phan Rang, Công ty mía đường Khánh hòa…) tư vấn cho nhân dân để từ đó tổ chức hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ổn định lâu dài.
7) Kết quả dự kiến:
04 Quy trình sản xuất nông nghiệp:Báo cáo đầy đủ các quy trình sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường và cộng đồng:
– Quy trình trồng luân canh cây bắp lai -đậu xanh.
– Quy trình trồng xen canh cây sắn- đậu xanh.
– Quy trình trồng thâm canh cây mía.
– Quy trình sản xuât thức ăn cho gia súc từ phụ phẩm nông nghiệp.
05 cán bộ kỹ thuật trực tiếp triển khai: làm chủ các quy trình công nghệ chuyển giao. Có thể độc lập tổ chức chuyển giao các mô hình cho đồng bào dân tộc Raglai.
– Cấp giấy chứng nhận đào tạo.
10 Kỹ thuật viên cơ sở: Nắm bắt và thành thạo các quy trình kỹ thuật trồng luân canh cây bắp – đậu xanh; trồng xen canh cây sắn – đậu xanh; trồng thâm canh cây mía; Sản xuất thức ăn thô lên men dự trữ cho gia súc.
300 lượt nông dân được tập huấn về quy trình kỹ thuật.
– Nắm được yêu cầu về quy trình kỹ thuật sản xuất các cây trồng: bắp, sắn, đậu xanh, mía.
– Kỹ thuật sản xuất thức ăn thô lên men từ phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc.
MH trồng luân canh cây bắp – cây đậu xanh giống mới, chịu hạn.
– Diện tích: 40 ha.
– Năng suất bắp đạt: 4 – 4,5 tấn/ha.
Năng suất đậu xanh đạt: 1-1,2 tấn/ha.
MH trồng xen canh cây sắn – đậu xanh.
– Diện tích: 20 ha.
– Năng suất sắn đạt: 20 – 25 tấn/ha.
Năng suất đậu xanh: 0,6 – 0,7 tấn/ha.
MH trồng thâm canh mía giống mới, chịu hạn
– Diện tích: 20 ha (2 năm).
– Năng suất mía đạt: 60 tấn/ha.
MH ứng dụng công nghệ vi sinh chế biến phụ phẩm nông nghiệp (thân lá sắn, thân lá bắp) làm thức ăn cho gia súc
Quy trình kỹ thuật lên men phụ phẩm nông nghiệp được thực hiện thuần thục; chủ động nguồn thức ăn mùa khô hạn, nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò.
– Sản xuất 180 tấn thức ăn (từ thân lá sắn, thân, lá bắp ) cho 100 con bò.
– Thông số kỹ thuật sản phẩm thức ăn ủ chua cần đạt:
+ Cảm quan: thơm mùi dưa chua, màu vàng nhạt.
+ pH = 4,0 – 4,5.
+ Hàm lượng Aflatoxin < 100µg/kg.
+ Hàm lượng HCN < 100mg/kg.
Sản lượng các loại cây trồng
– Cây bắp: 80- 90 tấn
– Cây mì : 200- 250 tấn
– Cây đậu xanh: 26-31 tấn
– Cây mía : 1.200 tấn
Sổ tay hướng dẫn quy trình kỹ thuật.
– Được biên soạn 02 thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng Raglai.
– Số lượng 600 cuốn
8) Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến:
Bắt đầu: tháng 4 năm 2017
Kết thúc: tháng 4 năm 2019