1) Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình thâm canh cây mì giống KM228,KM140 tại xã Phước Chiến

2) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Bắc

3) Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

  1. KS. Nguyễn Thị Hạnh
  2. CN. Đinh Thanh Tuấn

4) Mục tiêu của nhiệm vụ:

Xây dựng mô hình trình diễn thâm canh giống mì KM228 và KM140 trên địa bàn huyện Thuận Bắc nhằm từng bước ứng dụng thay dần các giống mì cũ năng suất thấp bằng giống mì mới cho năng suất cao, ổn định, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con Raglai.

5) Kết quả thực hiện (tóm tắt):

– Đã điều tra, khảo sát và chọn được 02 hộ tại thôn Ma Trai và thôn Động thông xã Phước Chiến huyện Thuận Bắc thực hiện mô hình đạt yêu cầu.

– Xây dựng được mô hình thâm canh cây mỳ giống KM228, KM140 trên quy mô 02 hecta tại xã Phước Chiến huyện Thuận Bắc phù hợp với mục tiêu của dự án và được người dân quan tâm triển khai thực hiện. Giống Mỳ KM228 và KM140 thích nghi với vùng đất đồi tại xã Phước Chiến, có khả năng chịu hạn tốt, cây sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định, nâng suất thực thu của giống KM228 đạt 33,06 tấn/ ha, giống KM140 đạt 22,23 tấn/ ha.

– Dự án đã đề xuất bổ sung thêm giống mỳ cho người dân địa phương trong việc sử dụng các giống mỳ KM228 và KM140 vào sản xuất cho năng suất cao hơn so với các giống đang trồng tại địa phương; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất tăng năng suất và chất lượng hàng hóa nông sản. Đồng thời bổ sung giống mới, giúp cho địa phương thêm thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân trồng mỳ.

– Đã tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây mỳ cho 50 nông dân và 1 lớp Hội nghị đầu bờ cho 50 nông dân. Thông qua hội nghị tập huấn, hội thảo đầu bờ, qua đó đánh giá kết quả thâm canh giống mới, đồng thời tạo điều kiện giúp các hộ dân trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình sản xuất các giống Mỳ tại hộ tham gia mô hình. Từ đó bà con nhận thấy hiệu quả sử dụng giống Mỳ KM140, KM 228 tại địa phương. Dự án đã hướng dẫn người dân biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất thâm canh cây Mỳ đem lại hiệu quả cao hơn so với các giống mỳ đang trồng ở địa phương như KM94…

6) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:

Bắt đầu: tháng 5/2012                Kết thúc tháng 4/2013

7) Kinh phí thực hiện.: 121,892 triệu đồng, trong đó:  

+ Ngân sách sự nghiệp khoa học:         82.212 triệu đồng.

+ Vốn tự có của tổ chức chủ trì:                 0,0 triệu đồng.

+ Khác (vay, huy động…):                   39.680 triệu đồng .

8) Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số: 34. Cấp ngày: 03/03/2014